「Xã Hội Nhật Bản」の記事一覧 | iSempaihttps://isempai.comChia sẻ kinh nghiệm sống tại Nhật BảnSat, 23 Jan 2016 17:51:41 +0000en-UShourly1https://isempai.com/wp-content/uploads/2022/04/logo_new.svg「Xã Hội Nhật Bản」の記事一覧 | iSempaihttps://isempai.com3232 Tàu siêu tốc Shinkansen giúp Tokyo lột xáchttps://isempai.com/tau-sieu-toc-shinkansen-giup-tokyo-lot-xac/Tue, 29 Sep 2015 16:22:45 +0000http://isempai.jp/?p=1486

Tàu siêu tốc Shinkansen: “Người hùng” giúp Tokyo lột xác. Trong lịch sử 51 năm hoạt động, tàu siêu tốc shinkansen đã vận chuyển hơn 10 tỷ hành khách và chưa bao giờ có một thương vong nào. Tầm nhìn thế kỷ của người Nhật Nửa thế kỷ trước, 10h sáng ngày 01/10/1964, không sai ... ]]>

Tàu siêu tốc Shinkansen: “Người hùng” giúp Tokyo lột xác.

Trong lịch sử 51 năm hoạt động, tàu siêu tốc shinkansen đã vận chuyển hơn 10 tỷ hành khách và chưa bao giờ có một thương vong nào.

shinkansen1Tầm nhìn thế kỷ của người Nhật

Nửa thế kỷ trước, 10h sáng ngày 01/10/1964, không sai chỉ một giây, hai chuyến Shinkansen đầu tiên đã chính thức đến Osaka và Tokyo.

shinkansen2Chuyến tàu siêu tốc Shinkansen đầu tiên được khai trương tại Nhà ga quốc gia Tokyo ngày 1/10/1964 trong hành trình đến Osaka

Hàng trăm người đã ngủ đêm ở nhà ga để chờ đón sự kiện trọng đại này. Chuyến shinkansen lịch sử được vận hành chỉ một tuần trước khi Olympic Tokyo bắt đầu. Người Nhật đã có một tuần mất ngủ để chứng kiến những thành công mới của đất nước. Hai chuyến Shinkansen đến nơi, người ta vỡ òa ra trong niềm hạnh phúc hân hoan và lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước.

Nước Nhật bước sang một chương mới của sự phát triển và phục hồi từ đống đổ nát hoang tàn của Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Trước đây để đi từ Tokyo đến Osaka người ta mất 7 tiếng, nay với Shinkansen, thời gian chỉ còn lại 4 tiếng.

Chuyến tàu siêu tốc đầu tiên trên thế giới được xây dựng với mục tiêu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế Nhật lên mức thần tốc hơn nữa. Trước khi có shinkansen, người Nhật đã có một hệ thống tàu điện khá hiệu quả, tuy nhiên dường như nó vẫn là chưa đủ với tham vọng phát triển thành “siêu cường” của người Nhật.

Shinkansen ra đời đã đáp ứng được mong muốn đó. Tên gọi đầu tiên “Tokaido Shinkansen” đã cho thấy rõ mục đích của những nhà hoạch định chính sách Nhật cũng như những kỹ sư tâm huyết để chế tạo được Shinkansen: Đưa người Nhật đến với thủ đô.

shinkansen3Shinkansen ra đời đã đáp ứng được mong muốn đưa người Nhật đến với Thủ đô.

Mục tiêu này có nhiều lý do lịch sử của nó. Các nhà hoạch định chính sách Nhật đã nhìn trước tương lai phát triển của Tokyo, vì thế họ cần một loại phương tiện để giúp người lao động của mình có thể dễ dàng kết nối với thủ đô, đồng thời giúp kích thích nhiều hoạt động kinh tế khác phát triển.

Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, Tokyo bị phá hủy nặng nề. Theo định hướng của chính phủ Nhật, phần lớn các ngành nghề được tập trung ở Tokyo. Hàng triệu người trẻ Nhật đổ xô đến Tokyo tìm việc và sinh sống. Tuy nhiên họ không có nhiều tiền tiết kiệm, chính vì vậy họ chỉ có thể mua nhà ở xa những khu trung tâm đô thị đông đúc.

Nhu cầu bất động sản cao trong bối cảnh kinh tế phát triển tốt khiến giá bất động sản tại Tokyo tăng vọt vào thập niên 1970, đến thời kỳ thị trường bất động sản rơi vào trạng thái “bong bóng” thập niên 1980, các gia đình ít tiền càng bị đẩy ra xa trung tâm hơn. Tokyo phình to với tốc độ khủng khiếp.

Khu vực Tokyo mở rộng bao trùm đến 4 tỉnh xung quanh đã trở thành một trong những siêu đô thị đầu tiên trên thế giới. Đến năm 2010, có đến 35 triệu người sinh sống ở Tokyo mở rộng, tức là tương đương 27% tổng dân số Nhật. Chính vì vậy, việc mỗi ngày dành 2 tiếng để đi phương tiện công cộng là điều bình thường. Với sự phát triển chóng mặt như trên, shinkansen đáp ứng được rất tốt nhu cầu đi lại của người làm việc trong Tokyo.

Thế giới chắc chắn không xa lạ gì với những hình ảnh hàng chục người bị dồn và ấn vào những toa tàu đã quá chật chội đến cảm tưởng như mỗi người chỉ được đứng bằng một chân. Hình ảnh đó có thể đáng sợ nhưng nó cũng cho thấy tính hiệu quả của hệ thống tàu điện Nhật.

Hiệu quả và kỷ cương được đặt lên hàng đầu

Tất cả những người nước ngoài đã từng đến Nhật đều phải công nhận về sự hiệu quả và kỷ cương của hệ thống tàu ở Nhật. Các chuyến tàu ở Nhật chưa bao giờ chạy sai giờ dù chỉ một phút. Tàu ở Nhật sạch nhất thế giới. Những nhân viên nhà ga đeo găng tay trắng lịch sự nhất thế giới.

Ngay cả ở thời điểm hiện tại khi kỷ cương làm việc của nhiều công ty Nhật đã ít nhiều thay đổi sau 2 thập kỷ kinh tế tăng trưởng trì trệ, khó khăn thì nếp làm việc của nhân viên các công ty vận tải của Nhật vẫn được giữ vững.

Thời gian chuyển tàu ở Nhật được tính cả bằng giây, với số lượng người cần được vận chuyển cao khủng khiếp, các chuyến tàu không bao giờ được phép đến muộn. Shinkansen cũng như vậy. Chính vì thế ngoài việc vận hành Shinkansen, tất cả các hoạt động liên quan cũng phải được tiến hành nhanh gọn và hoàn toàn chính xác. Việc dọn vệ sinh Shinkansen cũng như vậy.

Mỗi khi những chuyến shinkansen dừng lại ở nhà ga cuối, ngay lập tức hành khách sẽ được thấy những “thiên thần áo hồng” đứng ngoài chờ sẵn. Để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến shinkansen tiếp theo, họ sẽ dọn dẹp thật sạch tất cả các toa. Những nhân viên phục vụ áo hồng sẽ dọn sạch hoàn toàn mọi rác rưởi và các vết bẩn trong vòng 5 phút để shinkansen bắt đầu hành trình mới.

shinkansen4 Những nhân viên phục vụ áo hồng sẽ dọn sạch hoàn toàn mọi rác rưởi và các vết bẩn trong vòng 5 phút.

Theo ông Takashi Hara, giáo sư ngành khoa học chính trị đồng thời là chuyên gia về đường sắt tại Nhật, chính sách phát triển tuyến Shinkansen có sự góp công của rất nhiều người, trong đó đặc biệt phải kể đến ông Kakuei Tanaka, Thủ tướng Nhật từ năm 1972 đến năm 1974.

Ông đã bắt đầu những nỗ lực để phát triển hệ thống tàu siêu tốc suốt từ đầu thập niên 1960 trong vai trò của một chính trị gia. Ông muốn giao thông từ Tokyo đi các tỉnh và ngược lại phải nhanh và hiệu quả hơn để có thể phát triển được kinh tế. Giáo sư Hara chỉ ra Shinkansen đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đất nước Nhật Bản. Thời gian đi lại giảm đáng kể, tần suất rung lắc được giảm xuống mức tối thiểu.

Shinkansen đi đến đâu, dịch vụ phát triển nở rộ đến đó. Chính quyền các tỉnh của Nhật ra sức vận động để chính phủ mở tuyến Shinkansen về tỉnh của họ, bởi họ tin Shinkansen sẽ giúp mang lại rất nhiều tiền, việc làm, khách du lịch và doanh thu cho địa phương.

Shinkansen của hiện tại và tương lai

Đến đầu thập niên 1990, tuyến Shinkansen mới đã được xây dựng để nối Tokyo với Nagano, nơi tổ chức Thế vận hội mùa đông năm 1998. Đây được coi như tuyến đường sắt lãng mạn nhất tại Nhật bởi nó đi qua nhiều khu vực nông thôn rất đẹp.

Tuy nhiên cũng giống như nhiều tuyến tàu đi qua khu vực nông thôn khác, tuyến shinkansen này hứng chịu nhiều chỉ trích bởi nó không mang lại nhiều lợi nhuận. Cuối cùng, chỉ còn nhà ga Nagano và Karuizawa có shinkansen, các khu vực nông thôn khác không còn được dùng shinkansen nữa. Người dân địa phương phải chuyển sang dùng ô tô hoặc xe bus.

Dù vậy shinkansen cũng đã giúp đưa rất nhiều người lao động trẻ ở nông thôn ra Tokyo. Đến lúc này, chức năng của những căn nhà ở nông thôn chỉ đơn giản là nơi ngủ đêm của người lao động. Sở dĩ người lao động Nhật có thể đi khoảng cách xa đến chỗ làm như vậy là bởi các tập đoàn luôn chịu trách nhiệm trả tiền cho tiền đi lại của nhân viên.

Cơ quan thuế của Nhật không tính khoản tiền đi lại 100 nghìn yên/tháng vào phần thu nhập chịu thuế, chính vì vậy việc đi shinkansen 2 tiếng mỗi ngày không phải điều gì quá to tát. Chính vì vậy, những chuyến shinkansen giữa các tỉnh lân cận và Tokyo lúc nào cũng đông chật những người đi làm ở Tokyo và cuối ngày về nhà nghỉ ngơi.

Bởi đầu tư một tuyến shinkansen rất tốn kém, vì vậy, các điểm đến chỉ được nối với thủ phủ của các tỉnh hoặc những điểm rất đông khách du lịch. Chính vì lý do đó mà nhiều khi đi shinkansen đến thành phố trung tâm của một tỉnh ở xa còn dễ hơn việc đi đến một thị trấn rất gần.

Số lượng người đi shinkansen ngày một đông. JR East đã phải đào rất sâu xuống dưới lòng đất dưới ga Tokyo để xây dựng tuyến shinkansen mới. Nhà ga shinkansen sâu nhất chính là nhà ga mới cho chuyến shinkansen nối Tokyo và Nagoya nằm 40 mét dưới lòng đất dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2027. Dù hiện tại giữa Tokyo và Nagoya đã có shinkansen, thế nhưng tuyến mới khi đi vào hoạt động sẽ còn khiến Tokyo và Nagoya trở nên gần nhau hơn nữa.

Nằm cách Tokyo 260 cây số, hiện tại nếu đi bằng shinkansen, từ Tokyo đến Nagoya sẽ mất khoảng 100 phút. Tuy nhiên khi tuyến shinkansen mới được vận hành, thời gian đi lại sẽ chỉ còn 40 phút. Khi đó, Nagoya sẽ chỉ như một tỉnh vùng ngoại thành Tokyo. Nó giống như việc ở Anh, nhiều người có thể đi làm ở London và quay về Birmingham để ngủ.

Shinkansen của Nhật sẽ ngày một phát triển nhanh hơn nữa, dịch vụ hoàn hảo hơn nữa. Trước năm 1964, để đi từ Tokyo đến Osaka sẽ mất 6 tiếng 40 phút. Năm 1964, thời gian di chuyển còn 4 tiếng. Với shinkansen hiện đại, thời gian trên là 2 tiếng 25 phút. Từ năm 2027, để đi từ Tokyo đến Osaka sẽ chỉ mất 1 tiếng 7 phút cho quãng đường 400km.

shinkansen5Từ năm 2027, để đi từ Tokyo đến Osaka sẽ chỉ mất 1 tiếng 7 phút cho quãng đường 400km.

Tuy nhiên tương lai của shinkansen của Nhật sẽ đối diện với khá nhiều thách thức trong đó phải kể đến việc số lượng người đi sẽ ngày một giảm bởi dân số Nhật giảm dần đều qua các năm, trong khi số người nước ngoài tại Nhật không tăng nhanh tương ứng. Ngoài ra khi vận tải hàng không ngày một phát triển, sự cạnh tranh đối với shinkansen sẽ ngày một gay gắt hơn. Ví dụ như nếu đi từ Tokyo lên Hokkaido, người tiêu dùng có thể chỉ phải trả khoảng 12 nghìn yên cho vé máy bay khứ hồi giá rẻ trong khi nếu đi bằng shinkansen, chỉ riêng giá vé một chiều đã có thể gấp 3 lần như vậy.

Tất cả những chuyến shinkansen dài hơn quá 2 giờ đi lại tính từ Tokyo sẽ dễ thua lỗ và thất bại so với máy bay giá rẻ. Các công ty kinh doanh shinkansen ở Nhật cần phải chú ý nhiều hơn đến việc phát triển hệ thống shinkansen ở cả các tỉnh khác nữa bởi sẽ còn rất lâu nữa Tokyo mới có thể mở rộng về quy mô, còn sự phát triển các tuyến shinkansen từ Tokyo cho đến nay được tính toán là đã đến mức bão hòa.

Ngọc Thúy

Theo Trí Thức Trẻ

]]>
Tại sao người Nhật Bản lại sợ bọn xã hội đen Yakuza?https://isempai.com/tai-sao-nguoi-nhat-ban-lai-so-bon-xa-hoi-den-yakuza/Tue, 29 Sep 2015 16:08:49 +0000http://isempai.jp/?p=1476

Tại sao người Nhật Bản lại sợ bọn xã hội đen Yakuza? – Việc chia bè chia phái của các tổ chức xã hội đen tại Nhật Bản gần đây đang khiến cho giới quan chức và người dân Nhật Bản không khỏi lo âu. Vậy tại sao người Nhật lại phải sợ bọn chúng? ... ]]>

Tại sao người Nhật Bản lại sợ bọn xã hội đen Yakuza?

– Việc chia bè chia phái của các tổ chức xã hội đen tại Nhật Bản gần đây đang khiến cho giới quan chức và người dân Nhật Bản không khỏi lo âu. Vậy tại sao người Nhật lại phải sợ bọn chúng?

Hồi tháng Tám, băng đảng xã hội đen lớn nhất Nhật Bản mang tên “Yamaguchi-gumi” vừa chia làm 2 phe phái riêng biệt nhằm tạo ra một cuộc nội chiến với sự tham gia của… 21 nhóm tội phạm trên toàn quốc.

Một băng nhóm xã hội đen mới tên “Kobe Yamaguchi-gumi” vừa được thành lập đầu tháng Chín vừa qua và đã kịp thu hút sự tham gia của rất nhiều băng nhóm tội phạm đồng minh.
Đáp trả lại, Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cũng vừa có một cuộc họp khẩn cấp với các quan chức cấp cao để đưa ra những quyết định kịp thời nhằm đối đầu những tên tội phạm nguy hiểm nhất đất nước này.

 

Giờ đây, chỉ những thế hệ trước của Yakuza mới thích đi xăm, còn những thế hệ sau này của Yakuza đã cẩn trọng hơn vì hình xăm có thể khiến họ bị nhận diện khi gây án. Trước đây, theo luật giang hồ thì có càng nhiều hình xăm càng thể hiện bản lĩnh dũng cảm, chịu đau tốt.yakuza2Những người đàn ông ăn vận lịch sự này đều có thể là những kẻ… giết người, bảo kê, quản lý sòng bạc, buôn lậu, tống tiền, lừa đảo…

Nỗi lo lắng của lực lượng cảnh sát Nhật Bản cũng không hẳn là thái quá, bởi trong lần chia bè chia phái gần đây nhất vào năm 1984, Yamaguchi-gumi đã khiến cả nước phải chìm trong 7 năm tăm tối với hàng loạt vụ ám sát, thử nghiệm đánh bom cùng rất nhiều vụ đấu súng kinh hoàng khiến cho người Nhật ai nấy đều kinh hoàng.

“Yakuza” là gì?yakuza3Giới xã hội đen tại Nhật Bản.

“Yakuza” chính là thuật ngữ dùng để chỉ “mafia” của nước Nhật, bao gồm những băng nhóm kinh doanh cờ bạc, hàng buôn lậu, hàng chợ đen… Sau Thế chiến thứ II, các băng nhóm Yakuza ở Nhật còn mở rộng hoạt động ra ngành giải trí, rồi sau đó đến ngành xây dựng, bất động sản, tống tiền thuê, lừa đảo và thậm chí cả trong ngành chính trị.

21 nhóm tội phạm khét tiếng này có tới… 53.000 thành viên, với nhóm lớn nhất chính là Yamaguchi-gumi (23.400 tên), Inagawa-kai (6.600 tên), và Sumiyoshi-kai (8.500 tên). Tuy nhiên, đáng chú ý là bọn chúng tự do hành động vô tổ chức, mà tất cả đều phải tuân theo những quy luật giang hồ khắt khe, tàn bạo.

Và bạn đừng nhầm tưởng cứ là xã hội đen thì gắn liền làm việc phi pháp, bởi chúng cũng… có thừa những doanh nghiệp, tổ chức hợp pháp làm bình phong. Chúng tự xưng là những “tổ chức nhân đạo” chuyên đi “giữ trật tự” cho đất nước. Chúng làm việc đàng hoàng trong… các toà nhà văn phòng, có hẳn card visit, sách và thậm chí là cả… truyện tranh riêng chuyên viết về tổ chức. Vì vậy, chúng vừa sống hiên ngang, mà cũng vừa “ngấm ngầm”, không sợ trời cũng chẳng sợ đất.

Vậy các thành viên xã hội đen từ đâu mà ra?

Theo ông Mitsuhirro Suganuma, cựu cảnh sát tại Cục Tình báo của Cơ quan Công An Nhật Bản thì những thành viên này thường có cha mẹ hoặc ông bà từng là các lao động bị bóc lột, thuộc những tầng lớp “ở ngoài rìa xã hội”. Ví dụ, chính băng đảng Yamaguchi-gumi cũng bắt nguồn từ một dịch vụ chuyên trung chuyển dân lao động tại bến tàu Kobe hoạt động từ năm 1915 đến nay, tức đã tròn 1 thế kỷ.

Có 2 lý do khiến một kẻ làm việc trong xã hội đen bị chặt đứt ngón tay, mà thường là ngón tay út: một là khi hắn ta phải thanh toán cho chính các khoản nợ của mình, và hai là để “sửa sai” và tiếp tục được tồn tại trong tổ chức. Trong trường hợp thứ 2 này, giới xã hội đen thường gọi đây là một “ngón tay chết”, trong khi “ngón tay sống” chính là ngón tay mà một người tình nguyện bị chặt để bù cho tội lỗi của một người anh em khác.yakuza4Hình phạt chặt ngón tay mà chúng ta thường thấy trên phim hành động đã là sự thật ngoài đời bấy lâu nay.

Tuy nhiên, các băng đảng giờ cũng đã có những suy nghĩ “thoáng” hơn trước đây trong việc chặt ngón tay các thành viên khi có một cựu “đại ca” từng từ chối chặt ngón tay của một gã và tuyên bố: “Ngón tay thì làm sao mà đổi thành tiền được?! Tao muốn tiền mặt cơ!”.

yakuza5Bác sĩ chỉnh hình đang giúp một thành viên xã hội đen chỉnh lại… ngón tay silicon.

Quyền lực của Yakuza tại Nhật Bản và trên thế giới

Băng đảng Yamaguchi-gumi thậm chí đã từng quản lý những nhóm nhạc nữ với toàn các cô gái “cute” theo đúng phong cách Nhật Bản. Ngoài ra, tổ chức này còn cung cấp nguồn nhân lực cho… nền công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản, dẫn đến tình trạng các vấn đề về hạt nhân ở Fukushima không bao giờ chấm dứt.

yakuza6“Bố già” Kenichi Shinoda (đứng giữa) chính là “đại ca” của tổ chức tội phạm lớn nhất Nhật Bản Yamaguchi-gumi. Hình ảnh này vừa được ghi lại sau khi ông vừa ra tù chớp nhoáng vào năm 2011.

Chúng cũng “nhẵn mặt” trên thị trường chứng khoán và có hẳn một đường dây bao gồm cả nam và nữ chuyên “phục vụ hậu cần” nhằm thu thập tin tức từ các nguồn để tống tiền những thương gia, chính trị gia giàu có.

Ông Junichi Ichikawa – phát ngôn viên của tập đoàn xuất nhập khẩu Obayashi cũng tiết lộ về những hoạt động xuyên quốc gia của các tổ chức Yakuza: “Bọn Yakuza đã liên kết hẳn với những đường dây tội phạm của các nước châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Riêng tại Mỹ, chúng liên tục liên quan đến các vụ buôn bán ma tuý và rửa tiền”.

Các băng đảng Yakuza ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

Gần đây, một băng đảng xã hội đen đã quyên góp số tiền 180.000 yên (34 triệu đồng) cho… Bộ Giáo Dục Nhật Bản “không với lý do gì”.

Trong khi đó, nhiều nhân vật chính trị cấp cao như thành viên nội các Eriko Yamatani – người đứng đầu Uỷ ban An toàn Cộng đồng tại Nhật Bản, ông Hidetoshi Tanaka – Phó Tổng giám đốc Uỷ ban Olympic Nhật Bản cũng đã từng bị bắt gặp đang “dạo chơi” với các thành viên Yakuza. Nhưng sau đó, cả 2 vị lãnh đạo đều từ chối và nói rằng họ “không biết gì”, hoặc tuyên bố rằng đó chỉ là “ảnh giả”.

yakuza8 Thân nhân đang khiêng quan tài của ngài thị trưởng thành phố Nagasaki – ông Iccho Ito. Ông đã bị bắn chết bởi một thành viên Yamaguchi-gumi vào ngày 18/4/2007.

Tại sao chính quyền và người dân Nhật phải sợ bọn Yakuza?

Tổ chức Yamaguchi-gumi cũng được coi là “tập đoàn tư nhân” lớn thứ nhì nước Nhật. Trong khi đó, các tên trùm thì luôn có khả năng lách luật hay trả hàng triệu đô la nhằm “bịt miệng” các nạn nhân bất cứ lúc nào.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, tiền vẫn phải trả bằng máu, mà “nợ máu vẫn phải trả bằng máu”. Liệu người dân và giới quan chức Nhật Bản có thể yên tâm không khi các băng đảng xã hội đen lớn hơn cả chính phủ vẫn đang lộng hành ngoài kia?

yakuza7Lực lượng cảnh sát Nhật Bản trong một đợt bao vây trụ sở của tổ chức Yamaguchi-gumi vào ngày 9/9 vừa qua tại thành phố Kobe, Nhật Bản.

 

Linh Đặng (Theo CNN)

]]>
Cách người Nhật xử lý rác siêu hiệu quảhttps://isempai.com/cach-nguoi-nhat-xu-ly-rac-sieu-hieu-qua/Sun, 20 Sep 2015 22:07:53 +0000http://isempai.jp/?p=1453

Xem cách người Nhật xử lý rác siêu hiệu quả. Bên cạnh những cách phân loại rác nghiêm ngặt, Nhật Bản còn có những phương pháp xử lý rác rất khoa học và hiệu quả. Với quy trình phân loại rác vô cùng nghiêm ngặt, chúng ta đã phần nào hiểu vì sao nước lũ ... ]]>

Xem cách người Nhật xử lý rác siêu hiệu quả.

xulyrac1Bên cạnh những cách phân loại rác nghiêm ngặt, Nhật Bản còn có những phương pháp xử lý rác rất khoa học và hiệu quả.

Với quy trình phân loại rác vô cùng nghiêm ngặt, chúng ta đã phần nào hiểu vì sao nước lũ ở Nhật Bản lại trong hơn nước bể bơi. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc những loại rác sau khi phân loại sẽ được xử lý như thế nào không? Nếu có, các bạn sẽ được biết câu trả lời ngay sau đây.

Rác sẽ trôi về đâu?

Chắc hẳn bạn nghĩ quy trình phân loại rác chặt chẽ như vậy là để giúp công đoạn tái chế trở nên dễ dàng hơn? Điều này không sai, tuy nhiên trên thưc tế chỉ có 20,8% số rác thải của người Nhật là được tái chế.

xulyrac3Nhà máy xử lý rác Shinkoto, Tokyo

Con số này thấp hơn so với các nước như Hà Lan (51%) hoặc Anh (39%) – những đất nước có chung khó khăn về thiếu đất xử lý rác thải.

Vậy số rác khổng lồ đó đi về đâu? Câu trả lời là: rác sẽ được đem đi đốt, nhưng không phải đốt như bình thường, mà là bằng công nghệ thân thiện với môi trường mang tên: “Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi” (Circulation fluidized bed – CFB).

Về cơ bản, công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác.

Cụ thể, khi cho rác vào buồng đốt, luồng không khí được nung từ dưới đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phần rác chưa cháy hết đi lên, sau đó lại quay trở lại phía dưới để đốt lại một lần nữa.

Công nghệ này được đánh giá là rất hiệu quả, có thể đốt cháy cả những vật liệu cứng đầu nhất ở tốc độ nhanh, có giá thành rẻ hơn nhiều loại hình khác.

xulyrac4Nhà máy đốt rác Maishima tại Osaka – một “tác phẩm nghệ thuật” theo ý kiến của nhiều chuyên gia

xulyrac5Một góc nhìn khác của nhà máy Maishima. Ai dám nghĩ đây nhà máy đốt rác cơ chứ?

Không chỉ vậy, nhiệt độ của buồng đốt chỉ cần đạt khoảng 800 độ C (khá thấp so với các buồng đốt thông thường) nên lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 sẽ ít hơn rất nhiều.

xulyrac6 Minh họa quá trình xử lý rác theo công nghệ CFB

Không chỉ vậy, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đốt rác có thể được sử dụng để sản xuất điện. Sau thảm họa Fukushima vào năm 2011, Nhật Bản đã dừng toàn bộ chương trình điện hạt nhân trên toàn quốc.

Thế nên, công nghệ này được coi là phù hợp với đất nước này trong thời điểm hiện tại. Hiện nay, đã có nhiều nước trên thế giới nhập khẩu công nghệ này của Nhật Bản – như Trung Quốc, Thái Lan, và Singapore.

Có một điểm đặc biệt, đó là những nhà máy xử lý rác khổng lồ tại Nhật Bản đều giống như những tác phẩm nghệ thuật. Mỗi tòa nhà đều có phong cách độc đáo cùng kiến trúc riêng biệt.

Đến nỗi nhiều du khách đến đây đều ngỡ rằng mình đang đi đến một viện bảo tàng, hoặc một công trình kiến trúc đồ sộ nào khác hơn là… trung tâm đốt rác.

Rác được tái chế

Như đã nhắc đến ở trên, khoảng 20,8% lượng rác thải sẽ được tái chế. Đó là trường hợp của giấy, chai nhựa dẻo và đặc biệt là các chai làm bằng nhựa PET – polyethylene terephthalate – thứ được sử dụng phổ biến tại Nhật và nhiều nơi trên thế giới.

xulyrac2Bên trong một nhà máy xử lý rác tái chế Tsurumi tại Yokohama.

Về cơ bản, rác giấy hoặc bìa carton, các loại rác thủy tinh… được xử lý tương tự các nước khác, nhưng nhựa PET thì khác. Theo đó, những chai làm bằng nhựa PET sau khi được người dân phân loại cẩn thận sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao, sau đó xử lý để tạo thành các chai PET mới.

Bên cạnh đó, chai nhựa PET cũ có thể kéo thành sợi, tạo thành các vật dụng khác như quần áo, túi xách, áo mưa…

Điều này đã góp phần làm giảm lượng nguyên liệu (thường là dầu mỏ) sản xuất nhựa PET tới 90%, qua đó giảm đáng kể sự lãng phí cho nền kinh tế Nhật.

Tạo thêm đất bằng … rác

Bên cạnh đốt và tái chế rác, Nhật Bản còn có một cách xử trí khác rất độc đáo. Quốc gia này đã từng phải đối mặt với vấn đề không đủ đất để chôn rác nên họ đã nghĩ ra một cách “nhất cử lưỡng tiện”: tạo thêm đất bằng chính rác thải của mình.

xulyrac7Có ai tin sân bay quốc tế Chubu Centrair được xây dựng bằng… rác

xulyrac8Sân bay Quốc tế Kansai được xây trên hòn đảo nhân tạo

Có thể nói, với quy trình xử lý rác thải nghiêm ngặt như vậy, sẽ không quá ngạc nhiên khi Nhật Bản được bình chọn là một trong những đất nước sạch nhất trên thế giới.

Theo J / Trí Thức Trẻ

]]>
Ở Nhật Bản khai giảng như thế nào?https://isempai.com/o-nhat-ban-khai-giang-nhu-the-nao/Sat, 05 Sep 2015 22:43:37 +0000http://isempai.jp/?p=1429

Ở Nhật Bản khai giảng như thế nào? – Nhiều phụ huynh người Việt sau khi được chứng kiến buổi lễ khai giảng ở trường học Nhật Bản của con đã tỏ ra hết sức bất ngờ vì nó quá giản dị! Bài trí lễ khai giảng Theo chia sẻ của một phụ huynh Việt ... ]]>

Ở Nhật Bản khai giảng như thế nào?

– Nhiều phụ huynh người Việt sau khi được chứng kiến buổi lễ khai giảng ở trường học Nhật Bản của con đã tỏ ra hết sức bất ngờ vì nó quá giản dị!

Bài trí lễ khai giảng

Theo chia sẻ của một phụ huynh Việt Nam tham dự lễ khai giảng năm học tại một trường tiểu học khu vực Nara Itaobashi thuộc thủ đô Tokyo, lễ khai giảng ở ngôi trường này rất giản dị.

Phía ngoài cổng trường không có bất kỳ sự trang hoàng lộng lẫy hay hoành tráng nào báo hiệu cho 1 lễ khai giảng năm học mới. Chỉ có duy nhất 1 cô giáo đứng ở cổng trường đón tiếp học sinh và phụ huynh. Phải thật chú ý mới nhận biết có 1 tấm biển nhỏ dựng đứng khiêm nhường ở bên cạnh ghi 3 chữ Lễ Nhập Học.

Không có cờ có hoa rợp trời, không có bàn ghế đại biểu, không có phông màn, không có loa đài ầm ĩ, không có quan chức hoành tráng, không có phụ huynh lũ lượt váy áo, không có bục sân khấu trang hoàng.

500 học sinh tiểu học xếp hàng theo lớp ở sân trường với balo và cặp sách để bên cạnh. Dưới ánh nắng khá gắt của Tokyo vào xuân các em đều không đội mũ mà để đầu trần. Phía trên các em là các thầy cô đứng ở phía thẳng đối diện phía trên và cả ở cánh gà. Có 1 cái bàn nhỏ với 1 bục đi lên bằng gỗ rất khiêm tốn. Trên bàn có 1 chiếc Micro để hỗ trợ âm thanh cho buổi lễ.

khai giang o nhat

Mặc gì cho lễ khai giảng?

Lễ khai giảng diễn ra vào đầu tháng 4. Tuy cách bài trí buổi lễ đơn giản, nhưng trang phục của những người tham gia không kém phần trang trọng. Cả học sinh và cha mẹ đều mặc những trang phục tươi sáng như màu be, hồng hoặc trắng – những màu thường thấy trong mùa xuân.

Trong những năm gần đây, một số bậc cha mẹ có con học tiểu học thường cho con mình mặc những màu khác nhau để tạo sự nổi bật. Áo sơ mi cộc tay với quần âu ống ngắn là trang phục bắt buộc đối với học sinh trong lễ khai giảng. Với những học sinh nữ, váy ngắn với áo len có diềm tua đã tạo nên xúc cảm mãnh liệt.

Một trong những yếu tố dễ nhận thấy trong trang phục của những học sinh tiểu học là những túi xách kiểu balo màu đen bóng – vật dụng đựng sách vở. Những em học lớp 1, thì những chiếc túi còn lớn hơn bản thân các em.

Màu thông dụng nhất cho các em nam là màu đen và màu đỏ cho các em nữ. Nhưng nói chung, màu sắc là do các em tự chọn, không nhất thiết phải theo màu truyền thống. Những cửa hàng lớn thường nhập các túi xách với nhiều màu sắc khác nhau: hồng, xanh biển và các màu khác. Và các học sinh có thể thể hiện cá tính của mình (hoặc do bố mẹ chọn cho các em) bằng việc chọn chất liệu hoặc nhà sản xuất.

Nghe gì trong lễ khai giảng?

Vị hiệu trưởng mở đầu buổi lễ bằng việc giới thiệu bản thân và chào mừng các học học sinh. Ngay sau đó là bài quốc ca Nhật Bản được phát lên nhưng không có màn kéo cờ và chào cờ.

Từng thầy cô một lên giới thiệu bản thân mình rất ngắn gọn. Các thầy cô mới đến trường nói thêm một chút xíu về bản thân. Và là văn hóa, thầy cô và các học trò cúi chào nhau. Thầy cô cúi thấp hơn chào học trò.

Không có một công việc thừa thãi nào xảy ra cả. Tất cả chỉ là sự tiếp xúc giữa thầy và trò. Không có bài phát biểu diễn văn khoe thành tích và càng không có phát biểu hay tham dự của quan chức ngành giáo dục và địa phương. Cũng không có hội phụ huynh phát biểu.

Thay vì phát biểu hoành tráng thì hiệu trưởng dặn dò các con 3 điều giản dị mà cần thiết :

Một là chú ý sự an toàn giao thông cho cá nhân, bởi vì ở Nhật các học sinh đều tự đi bộ đến trường. Hai là luôn giữ sự lễ phép và tôn trọng với dân cư xung quanh trường. Ba là biết đặt ra mục tiêu của năm học và ước mơ cho cá nhân mình.

Và đây là phần kết của buổi lễ: các học sinh mới chuyển đến được mời lên phía trên và từng em giới thiệu ngắn gọn về bản thân trước các học sinh cũ. Và các thầy cô phụ trách lớp sẽ dắt các con về lớp của mình.

Một buổi lễ khai giảng nhẹ nhàng và tiết kiệm tối đa tới mức bằng không. Các thủ tục hành chính về phía phụ huynh và gia đình học sinh được loại bỏ hoàn toàn.

]]>
Cựu Thủ tướng Nhật Bản chỉ trích chính quyền Abe độc đoánhttps://isempai.com/cuu-thu-tuong-nhat-ban-chi-trich-chinh-quyen-abe-doc-doan/Tue, 04 Aug 2015 22:39:17 +0000http://isempai.org/?p=1332

Chính quyên thời ông Abe được cho là thời kỳ thịnh hưng nhất trong những năm gần đây của Nhật Bản.Nhưng 1 vị cựu thủ tướng đã lên tiếng chỉ trích về chính quyền của ông Abe Cựu Thủ tướng Nhật Bản chỉ trích chính quyền Abe độc đoán. Hãng tin Kyodo của Nhật Bản ... ]]>

Chính quyên thời ông Abe được cho là thời kỳ thịnh hưng nhất trong những năm gần đây của Nhật Bản.Nhưng 1 vị cựu thủ tướng đã lên tiếng chỉ trích về chính quyền của ông Abe

Cựu Thủ tướng Nhật Bản chỉ trích chính quyền Abe độc đoán.

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản ngày 3/8 cho biết, trong một bài diễn thuyết cùng ngày tại thủ đô Tokyo, cựu Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama đã chỉ trích mạnh mẽ việc chính phủ của đương kim Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy sửa đổi Luật an ninh là hành động mang tính “chính trị độc đoán.”cuu thu tuong nhat

Kyodo dẫn lời cựu Thủ tướng Murayama nói “không thể chấp nhận tính chính trị độc đoán và kéo người dân vào cuộc chiến tranh với niềm tin của bản thân.”

Ông Murayama kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Abe xem xét lòng tin của quần chúng nhân dân trong các cuộc biểu tình phản đối gần đây, đồng thời cho rằng “đa số người dân đang đứng lên và không thể không tôn trọng lòng dân.” Ông cũng khẳng định sẽ không ủng hộ nội các của Thủ tướng Abe.

Ngoài ra, cựu Thủ tướng Murayama còn yêu cầu Thủ tướng Abe phải kế thừa “Tuyên bố Murayama” xin lỗi về hành động xâm lược và đô hộ thực dân giống như các chính phủ tiền nhiệm, đồng thời tuyên bố “không thể chấp nhận ý chí cá nhân” của Thủ tướng Abe trong phát biểu dịp kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai.

(VIETNAM+)

]]>
Toshiba bị phạt 3 tỉ USD vì gian lận tài chính lớn nhất lịch sửhttps://isempai.com/toshiba-bi-phat-3-ti-usd-vi-gian-lan-tai-chinh-lon-nhat-lich-su/Mon, 03 Aug 2015 16:37:25 +0000http://isempai.org/?p=1324

Toshiba bị phạt 3 tỉ USD vì gian lận tài chính lớn nhất lịch sử? Vì danh tiếng, vì lo sợ sự tháo chạy của các nhà đầu tư… trong nhiều năm qua, Tập đoàn Toshiba, hãng chế tạo thiết bị điện tử gia dụng và kỹ thuật công trình hàng đầu của Nhật Bản ... ]]>

Toshiba bị phạt 3 tỉ USD vì gian lận tài chính lớn nhất lịch sử?

Vì danh tiếng, vì lo sợ sự tháo chạy của các nhà đầu tư… trong nhiều năm qua, Tập đoàn Toshiba, hãng chế tạo thiết bị điện tử gia dụng và kỹ thuật công trình hàng đầu của Nhật Bản đã “phù phép” để biến lỗ thành lãi, đẩy số tiền khai khống tài chính lên tới 1,2 tỉ USD. Vụ việc sẽ chẳng thể bị tiết lộ nếu không có cuộc điều tra kiên quyết và nhanh chóng của các nhà điều tra độc lập ở Nhật Bản.

Scandal gian lận tài chính đang làm xấu đi hình ảnh của Toshiba.

toshiba1Đối diện án phạt tới 3 tỉ USD

Theo Hãng Reuters, Tập đoàn Toshiba đang phải đối mặt với mức phạt từ 300 tỉ yên đến 400 tỉ yên Nhật, tương đương 2,4 tỉ đến 3,2 tỉ USD vì những sai lệch trong hoạt động kế toán suốt 15 năm qua. Chỉ tính riêng trong 6 năm, từ năm 2008 đến nay, tập đoàn này đã gian lận tài chính lên tới 170 tỉ yên (tương đương 1,22 tỉ USD). Con số này gấp 3 lần so với ước tính ban đầu khoảng 50 tỉ yên (tương đương 350 triệu USD).

Cũng theo Hãng Reuters, vụ bê bối của Toshiba bắt đầu khi cơ quan chức năng phát hiện ra những điểm bất thường trong sổ sách kế toán của công ty hồi đầu năm nay. Các điều tra viên không khỏi thắc mắc khi Ban lãnh đạo Toshiba đặt ra những mục tiêu không tưởng ngay sau khi hoạt động của bộ phận liên quan đến năng lượng hạt nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa Fukushima năm 2011.

Sau đó, bê bối này được phát hiện bởi chính Tập đoàn Toshiba khi thuê một tổ chức thứ ba độc lập để tiến hành điều tra việc hạch toán sổ sách kế toán. Nguyên do là vì trước đó, tập đoàn này đã không thể khóa sổ kế toán trong năm tài khóa 2014 và phải hoãn việc chi trả cổ tức vào cuối năm.

Báo cáo dài 300 trang của Ủy ban điều tra độc lập công bố hôm 20-7 còn khẳng định, các sai lệch kế toán ban đầu được phát hiện tại các dự án hạ tầng của tập đoàn thuộc các lĩnh vực hạt nhân, thủy điện, thiết bị điện gió, kiểm soát không lưu và hệ thống đường sắt. Sau đó, khi thẩm tra sổ sách kế toán của các lĩnh vực khác như sản phẩm nghe nhìn, máy tính cá nhân và sản xuất con chip, các thành viên của Ủy ban điều tra độc lập này lại phát hiện thêm nhiều gian lận tài chính khác.

Một nguồn tin giấu tên cho hay, các nhà điều tra đã tìm thấy một sô quan chức cấp cao có dấu hiệu tham gia vào các vi phạm. Cuộc điều tra tập trung vào việc liệu họ đã có hành vi cố ý khuyến khích sai phạm hay không cũng được tiến hành. Kết quả là ban lãnh đạo của Tập đoàn Toshiba đã chủ định sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận bằng nhiều cách để làm đẹp báo cáo tài chính nhằm mục đích che giấu những khoản lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, đồng thời đánh lạc hướng nhà đầu tư.

Sau bê bối của Tập đoàn Olympus hồi năm 2011, đây là vụ bê bối kế toán lớn nhất của doanh nghiệp Nhật Bản. Không ai có thể ngờ được rằng, trước khi những thông tin này được công bố công khai trên báo giới, Tập đoàn Toshiba vẫn liên tục ra thông báo lợi nhuận ròng tăng gấp 6 lần lên 54,52 tỉ yên (600 triệu USD) nhờ doanh số bán thiết bị bán dẫn và các thiết bị cho nhà máy điện tăng mạnh.

Đồng thời, lãnh đạo Toshiba còn khẳng định, lợi nhuận trong phân khúc sản phẩm kỹ thuật số và các thiết bị gia dụng có sụt giảm nhưng lại được phân khúc cơ sở hạ tầng xã hội (bao gồm việc cung cấp thiết bị cho các nhà máy điện) bù đắp bởi phân khúc này đạt lợi nhuận cao kỷ lục… Hoạt động kinh doanh của Toshiba ở các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài đang diễn ra rất thuận lợi.

CEO tuyên bố từ chức

Sau khi bê bối tài chính này bị phanh phui, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành (CEO) Toshiba Hisao Tanaka đã tuyên bố từ chức. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Hisao Tanaka đã “gửi lời xin lỗi sâu sắc đến cổ đông và tất cả các bên liên quan” bởi vụ việc “gây ra những thiệt hại lớn chưa từng có đến hình ảnh công ty”. Ông Hisao Tanaka cũng cho rằng những người đứng đầu Toshiba “phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với sự việc”, đồng thời thừa nhận scandal nêu trên có thể là “vết đen lớn nhất trong suốt lịch sử 140 năm của tập đoàn”.

Trong thông báo, ông Hisao Tanaka cho biết, ông Masashi Muromachi sẽ tạm thời điều hành tập đoàn. Bên cạnh đó, Toshiba cũng đang có kế hoạch thay thế hơn một nửa số thành viên hội đồng quản trị. Cùng với ông Hisao Tanaka, Phó chủ tịch Norio Sasaki (trước đây từng giữ vai trò Chủ tịch tập đoàn) và cố vấn Atsutoshi Nishida cũng phải từ chức.

Các nhà phân tích nhận định, việc Ban lãnh đạo Toshiba từ chức chỉ là cách làm giảm bớt tác động xấu của bê bối gian lận tài chính. Nói thế là bởi lẽ, việc làm sai lệch sổ sách kế toán ở Toshiba đã diễn ra dưới 3 đời CEO liên tiếp, gồm đương kim Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Hisao Tanaka và hai người tiền nhiệm Sasaki (2009-2013) và Atsutoshi Nishida (2005-2009). Cả ba vị CEO này đều gây sức ép đòi đạt mục tiêu doanh số cao, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Khi kết quả không đạt, họ đã tìm cách trì hoãn đưa các khoản thua lỗ vào sổ sách và cấp dưới của họ thì không thể chống lại chỉ đạo của cấp trên.

Nhóm chuyên gia của Ủy ban điều tra độc lập cũng nhận định, Toshiba hiện không có cơ chế quản lý nội bộ hiệu quả, khiến nhiều hoạt động mờ ám đã và đang diễn ra trong hầu hết các bộ phận kinh doanh của tập đoàn. Ngay sau đó, Tổng thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh rằng, chính phủ sẽ thúc giục mạnh mẽ Tập đoàn Toshiba sớm cung cấp các con số chính xác về tài chính.

Còn Bộ trưởng Tài chính Taro Aso thì bày tỏ thất vọng về vụ việc trên. Mặt khác, ông Taro Aso đe dọa, các nhà đầu tư nước ngoài “có thể sẽ đánh mất niềm tin vào thị trường Nhật Bản và Sàn giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) nếu chính phủ không có sự quản trị doanh nghiệp đúng đắn”.

Nguy cơ lụi tàn một thương hiệu?

Có thể khẳng định, vụ bê bối tài chính kế toán này đã làm sứt mẻ hình ảnh của một trong những thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Giá trị cổ phiếu của Toshiba đã giảm khoảng 23% kể từ khi vụ việc bắt đầu được kiểm tra hồi đầu tháng 4 năm nay. Hiện Tập đoàn Toshiba cho biết họ sẽ điều chỉnh giảm lợi nhuận một khoản ít nhất 152 tỉ yên, tương đương 1,2 tỉ USD và tiến hành cuộc cải tổ hệ thống quản trị nội bộ để tránh nguy cơ bị kiện. Song điều đó cũng không đủ để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.

Một số quan chức Nhật Bản còn cho rằng, vụ việc này còn kinh khủng hơn scandal của tập đoàn chuyên sản xuất camera và vật tư y tế Olympus hồi năm 2011. Khi đó, Olympus bị phát hiện đã công bố các báo cáo tài chính chênh lệch tới 100 tỉ yên, so với thực tế nhằm che giấu tình hình thua lỗ trong suốt từ thập niên 90 đến năm 2011.

Một điều đáng nói là trước đó, thương hiệu Toshiba bắt đầu bị nhìn dưới góc độ tiêu cực tại Mỹ và châu Âu sau khi dính đến các scandal về gian lận giá và vi phạm bản quyền. Cụ thể, vào năm 2012, Toshiba đã bị phạt 87 triệu USD vì liên quan đến việc thao túng giá màn hình tinh thể lỏng nhằm thu lợi, gây ảnh hưởng đến công ty đối tác cũng như khách hàng tiêu dùng trực tiếp.

Phán quyết do Tòa án Bắc California (Mỹ) đưa ra nhấn mạnh, Tập đoàn chế tạo thiết bị điện tử gia dụng và kỹ thuật công trình hàng đầu của Nhật Bản đã vi phạm luật chống độc quyền và gian lận giá bán LCD. Trong số 87 triệu USD tiền nộp phạt, Toshiba phải trả 70 triệu USD bồi thường cho người tiêu dùng đã mua sản phẩm cuối cùng và 17 triệu USD cho các nhà sản xuất đã sử dụng màn hình LCD của hãng.

Chưa hết, Ủy ban châu Âu cũng từng tuyên phạt hãng này về hành động điều chỉnh giá linh kiện tivi với số tiền phạt vài trăm triệu USD. Quyết định của Ủy ban châu Âu là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài từ năm 2007 và Toshiba cùng một số công ty khác bị phát hiện có hành vi điều chỉnh giá linh kiện ống tia cathode trên các sản phẩm tivi và màn hình máy tính truyền thống.

Theo An ninh thế giới

Link tiếng Anh

]]>
Phụ nữ Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giớihttps://isempai.com/phu-nu-nhat-ban-co-tuoi-tho-trung-binh-cao-nhat-the-gioi/Sun, 02 Aug 2015 04:50:04 +0000http://isempai.org/?p=1315

Phụ nữ Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. – Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố ngày 30/7, Nhật Bản tiếp tục là nước có tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao nhất thế giới với 86,83 tuổi. Năm 2014 ... ]]>

Phụ nữ Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

– Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố ngày 30/7, Nhật Bản tiếp tục là nước có tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao nhất thế giới với 86,83 tuổi.tuoi-tho-nhat-ban

Năm 2014 là năm thứ 3 liên tiếp Nhật Bản nắm giữ kỷ lục về tuổi thọ trung bình của người dân. Giới chức Nhật Bản đánh giá tuổi thọ trung bình có thể sẽ vẫn tiếp tục tăng nhờ những tiến bộ trong điều trị các căn bệnh như: ung thư, tim mạch, mạch máu não và viêm phổi.

Trên thế giới, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ hai với 86,75 tuổi và Tây Ban Nha đứng thứ ba với 85,6 tuổi.

Đàn ông Hong Kong (Trung Quốc) dẫn đầu thế giới về tuổi thọ trung bình với 81,17 tuổi, trong khi Iceland theo sát với 80,8 tuổi. Nam giới Nhật Bản chia sẻ vị trí thứ ba với Singapore và Thụy Sỹ là 80,5 tuổi.

Bật mí:Tỉnh có tuổi thọ trung bình cao nhất Nhật Bản là tỉnh Nagano.Với tuổi thọ trung bình 80.88 của Nam giới,và 87,18 của Nữ giới (thống kê năm 2013)

]]>
Cần 10 triệu người nhập cư sau 50 năm nữa?https://isempai.com/can-10-trieu-nguoi-nhap-cu-sau-50-nam-nua/Thu, 16 Jul 2015 16:38:41 +0000http://isempai.org/?p=1197

Tổng dân số giảm mà lại đông dân số già, nên Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật cảnh báo rằng, đến năm 2025 Nhật sẽ thiếu 1 triệu y tá và điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi… Khuyến khích nhập cư là một giải pháp đơn giản nhưng ... ]]>

PIC-20140417193539[1]

Tổng dân số giảm mà lại đông dân số già, nên Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật cảnh báo rằng, đến năm 2025 Nhật sẽ thiếu 1 triệu y tá và điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi… Khuyến khích nhập cư là một giải pháp đơn giản nhưng lại không được ưa chuộng tại Nhật, bởi vì xứ hoa anh đào vốn là một trong những quốc gia “khép kín” nhất thế giới.

Hiện tại, chỉ có 2% người dân tại Nhật là người ngoại quốc. Từ năm 2008, chính phủ Nhật bắt đầu cho y tá và điều dưỡng người nước ngoài vào với điều kiện họ phải vượt qua kỳ thi quốc gia bằng tiếng Nhật.

Vậy nên, đến nay chỉ có 304 y tá và điều dưỡng được “tạm thời” vào sống và làm việc tại Nhật. Họ phải trở về nước sau 3 – 5 năm làm việc tại Nhật. Nhưng theo các chuyên gia thì trong 50 năm tới, Nhật sẽ cần đến 10 triệu người nhập cư và định cư lâu dài để trở thành người Nhật trong xã hội Nhật mới có thể giải quyết được vấn đề dân số đất nước.

Các bạn nào mà kết hôn với người Nhật rồi thì ráng sinh nhiều con để giúp đỡ việc trẻ hóa dân số cho Nhật nhé 😆 

 

]]>
Những thay đổi mới trong luật đi xe đạp tại Nhậthttps://isempai.com/nhung-thay-doi-moi-trong-luat-di-xe-dap-tai-nhat/Fri, 03 Jul 2015 08:41:27 +0000http://isempai.org/?p=1022

Từ ngày 1/6/2015 tại Nhật Bản đã có những thay đổi khắt khe hơn trong luật đi xe đạp đường bộ. Nhân tiện hôm vừa rồi 1 thành viên trong nhóm iSempai đã đi dịch 1 buổi làm việc của sở cảnh sát khi phổ biến luật đi xe đạp mới cho tu nghiệp sinh ... ]]>

Từ ngày 1/6/2015 tại Nhật Bản đã có những thay đổi khắt khe hơn trong luật đi xe đạp đường bộ.

Nhân tiện hôm vừa rồi 1 thành viên trong nhóm iSempai đã đi dịch 1 buổi làm việc của sở cảnh sát khi phổ biến luật đi xe đạp mới cho tu nghiệp sinh mới qua Nhật.Đồng thời cũng nhận được 1 vài giấy tờ liên quan nên hôm nay mình sẽ scan và up lên đây cho mọi người tham khảoluật xe đạpEPSON MFP imageTrên đây là 14 hạng mục nếu chúng ta vi phạm trên 2 lần trong vòng 3 năm thì sẽ phải tham gia vào 1 buổi học luật tham gia giao thông dành cho người đi xe đạp.Và phí 1 buổi học đó là 5700 yên.
Nếu ko đóng tiền và ko tham gia buổi học đó thì sẽ bị xử lý phạt hành chính từ 3-5 vạn yên.

Mình xin dịch 14 hạng mục trên:

  1. Không nhìn đèn tín hiệu giao thông.vuot%20den%20do[1]
  2. Vi phạm khi đi vào những đường cấm.duong%20cam[1]
  3. Đi xe đạp trên lòng đường chỉ dành riêng cho người đi bộ.di%20nhanh%20duog%20bo[1]
  4. Đi sai làn đường quy định.di%20sai%20lan%20duong[1]
  5. Cản trở người đi bộ ở vệ đường không có vìa hècan%20tro%20via%20he[1]
  6. Đi vào đường ray tàu khi mà rào chắn đã hạ xuốngdi%20vao%20khu%20vuc%20chan%20dien[1]
  7. Cản trở xe cộ giao thông chiều ưu tiên ở những nút giao thôngcan%20tro%20giao%20thog[1]
  8. Cản trở xe đang đi ở chiều ưu tiên khi muốn rẽ phảiB9jfa_tIAAAiw8r[1]
  9. Đi sai quy định an toàn ở nơi có vòng bùng binh fb452f5d58be5ca857c71292f9bd5646[1]
  10. Không dừng trước những chỗ có biển tạm dừng hoặc vạch tạm dừng 止まれitijiteisi[1]
  11. Đi sai quy định khi đi trên vỉa hè dành cho người đi bộ (Phải đi về phía sát với lòng đường)via_he
  12. Đi xe không phanh hoặc hỏng phanh xe%20ko%20phanh[1]
  13. Đi xe đạp khi đã uống rượu bia mig
  14. Vi phạm an toàn lái xe (Ví dụ như là đi hàng 2,hàng 3.Hoặc cầm ô khi lái xe.v..v.) 004

Mọi người lưu ý thêm các điều sau:
– Không uống rượu bia nhiều hơn 1 lon bia trước khi đi xe đạp.
– Xe đạp hỏng phanh, đèn cần đi chữa ngay. Mua đèn kẹp vào ghi đông đơn giản 100 Yên ở cửa hàng 100 Yên được.
– Nguyên tắc là đường có vỉa hè cũng phải đi trên lòng đường về bên TRÁI, không phải là đi trên vỉa hè. Chỉ đi trên vỉa hè khi nào đường nhiều oto quá, ít người đi bộ. Khi đó cũng phải ưu tiên người đi bộ. Cấm bóp chuông inh ỏi bắt người đi bộ tránh cho mình.
– Chú ý biển tạm dừng. Xem hình. Dù không có ai nhìn mình nhưng có camera phòng trộm, nếu không chú ý có thể đâm vào ai đó bởi vì các ngã rẽ này ít người, khó nhìn. Phải nhìn gương cầu để chú ý.
– Đi xe đạp không được phóng nhanh.
– Điều cơ bản: ở Nhật là phải đi bên trái.
– Nếu có điều kiện, hãy mua bảo hiểm xe đạp khoảng 500 Yên/tháng.

Hy vọng mọi người đừng ai để bị phải đi học lớp luật giao thông đường bộ nhé 😀
Chúc mọi người tham gia giao thông an toàn 💡 

]]>
Tự thiêu mình trên tàu Shinkansenhttps://isempai.com/tu-thieu-minh-tren-tau-shinkansen/Wed, 01 Jul 2015 07:56:33 +0000http://isempai.org/?p=951

Vào trưa ngày 30/6/2015 trên chuyến tàu cao tốc Shinkansen Nozomi xuất phát từ Tokyo đi Osaka vào lúc khoảng 11h30 phút khi tàu đang đi ở trong địa phận tỉnh Kanagawa thì bỗng dưng có 1 người đàn ông đứng ra đầu khoang số 1 và cầm 1 cái can chứa dầu hỏa tự ... ]]>

Vào trưa ngày 30/6/2015 trên chuyến tàu cao tốc Shinkansen Nozomi xuất phát từ Tokyo đi Osaka vào lúc khoảng 11h30 phút khi tàu đang đi ở trong địa phận tỉnh Kanagawa thì bỗng dưng có 1 người đàn ông đứng ra đầu khoang số 1 và cầm 1 cái can chứa dầu hỏa tự đổ lên đầu mình và tự châm lửa đốt.

Tàu Shinkansen Nozomi đã phải dừng khẩn cấp ở đoạn giữa Yokohama và Odawara,để tiến hành dập lửa và cứu trợ.

Hỉnh ảnh tường thuật quá trình từ cảnh sát (Theo báo Asahi)

Hỉnh ảnh tường thuật quá trình từ cảnh sát (Theo báo Asahi)

Vụ việc này đã khiến 2 người chết,và 20 người bị thương đang phải điều trị ở bệnh viện.

Theo báo cáo điều tra thì người đàn ông đã tự tửHayashizaki Haruo-林崎 春生 (71 tuổi).Sống tại quận Suginami Tokyo.Sau khi khám xét nhà của hung thủ thì trong nhà có nhiều can chứa xăng dầu cho thấy hắn đã có ý định tự tử từ lâu rồi.Hayashizaki Haruo mới nghỉ việc trước khi tự tử vài hôm.
Có vẻ như động cơ tự tử là do không thể sống nổi bằng số tiền trợ cấp nenkin ít ỏi.

Theo lời kể của người hàng xóm thì vào chiều ngày 29 họ thấy hung thủ 林崎 春生 cầm 1 cái can màu trắng đi ra ngoài.
Và người hàng xóm đó có hỏi là “ông cầm can đi đâu đấy?”
Thì người đàn ông này chỉ trả lời là “đi ra tiệm xăng có việc”

Người ngồi cùng ở khoang tàu đó tường thuật lại:
Trước khi tự tử thì hung thủ đã đến gần chỗ của 1 hành khách nữ và để trên bàn người đó 1 vài tờ 1000 yên và nói “Số tiền này tôi nhặt đc,cho cô đấy” .
Người hành khách nữ đó trả lời từ chối “Tôi ko cần”
Rồi sau đó người đàn ông đi đi lại lại,cuối cùng thì đổ dầu lên đầu mình
Hành khách nữ (31 tuổi) nói “Ông hãy dừng lại đi”
Hung thủ chỉ quay lại nói “Cô cũng hãy chạy đi”.Sau đó người phụ nữ chạy về phía sau của tàu.
Sau khi người đàn ông này tự thiêu thì tất cả các hành khách hoảng loạn chạy vội về khu phía sau của tàu Shinkansen

Nhật Bản là 1 trong những nước có số người tự tử nhiều Nhất trên thế giới.Đa số là do bị trầm cảm hoặc áp lực công việc.
Và không có người chia sẻ vì quá cô đơn.Như mình đã từng nêu lên trong bài viết

Những vấn đề nan giải của Nhật Bản

P/s:Hôm vừa rồi mình cũng mới đi dịch và làm việc với người của tổ chức JITCO-Hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Nhật Bản thì theo thống kê năm ngoái cũng có trên 30 vụ tự tử của những người lao động nước ngoài (Trong đó có cả người Việt Nam).
Mình mong các bạn,hoặc bạn bè mình khi gặp những vẫn đề gì trong cuộc sống thì hãy cố gặp gặp gỡ trao đổi và chia sẻ với những người xung quanh hoặc người thân của mình đừng để bị trầm cảm và dẫn đến những hành động dại dột nhé.
Cảm ơn mọi người đã đến với iSempai.org.
Bài viết được dịch từ nguồn báo Asahi 

]]>