30 điều cực ngộ nghĩnh ở Nhật Bản-P1

 

1. Máy bán hàng tự động

20150603-021239-nhat-ban-4_520x390[1]Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia của những chiếc máy bán hàng tự động. Những mặt hàng phổ biến nhất ở các máy bán hàng tự động là thức uống, thức ăn nóng, bánh kẹo, kem, thuốc lá, sách báo, ô dù, và thậm chí cả “đồ chơi người lớn”.Theo điều tra của công ty nghiên cứu Nhật, số lượng máy bán hàng tự động tại đây vào năm 2014 là 50.400.000 chiếc, ước tính mang lại lợi nhuận 5 ngàn tỉ yên (khoảng 50 tỷ USD).

2. Bồn cầu thông minh

20150603-021203-nhat-ban-2_520x390[1]Bên cạnh những loại có chức năng căn bản là một vòi rửa phun nước ấm cho một người thì còn có nhiều phiên bản nâng cấp hơn với các chức năng tân tiến hơn như massage bàn tọa,khử mùi, sấy, sưởi ấm, thậm chí “bá đạo” hơn là có… nhạc. Nhiều khách du lịch sau khi dùng đã đâm… nghiện những chiếc bồn cầu vui nhộn này.

3. Bảng tên

20150603-021103-nhat-ban-3_520x302[1]Đối với căn hộ của những gia đình một thế hệ ở Nhật Bản, trước cổng nhà thường có gắn một bảng tên nhỏ. Còn ở Mỹ và các nước châu Âu chiếc bảng ấy sẽ ghi số nhà và họ của gia đình đó sẽ được ghi trên hộp thư, nhưng tuyệt đối không có nơi nào tên họ được treo trước nhà như ở Nhật Bản cả.

4. Kit-Kat phiên bản hạn chế

20150603-020959-nhat-ban-1_520x362[1]Kẹo Kit-Kat phiên bản hạn chế là một trong những món quà lưu niệm được các du khách nước ngoài ưa chuộng nhất khi du lịch ở xứ sở anh đào. Nhiều người còn có sở thích sưu tập nhiều mùi độc đáo chỉ có ở Nhật của món kẹo này như vị chuối, khoai lang, hoa anh đào hay bí ngô…

5. Khách sạn “con nhộng”

20150603-020812-nhat-ban-5_520x346[1]Khách sạn “con nhộng” là một kiểu nhà nghỉ độc đáo của Nhật Bản do kiến trúc sư tên Kisho Kurokawa thiết kế, được trưng bày lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm quốc tế Osaka 1970. Các du khách nước ngoài cực kỳ thích thú với khách sạn này vì không chỉ rẻ và an toàn mà còn mang lại cảm giác như đang đắm mình trong thế giới khoa học viễn tưởng.

6. Khách sạn tình nhân (Love Hotel)

20150603-020558-nhat-ban-6_520x348[1]Đúng như tên gọi, khách sạn này là thiên đường lý tưởng cho những cặp tình nhân. Đặc biệt, khách sạn tình nhân ở Nhật Bản được thiết kế theo nhiều chủ đề đa dạng như một chiếc đèn kéo quân, thác nước ngay trong phòng, hay thậm chí có những phòng trông như một chiếc ô tô, xe lửa hay tàu không gian… Một điều thú vị nữa là sau khi khách hàng chọn phòng xong, họ chỉ việc trả tiền qua một ô cửa sổ nhỏ và nhận chìa khóa phòng, tức là nhân viên khách sạn và khách sẽ không biết mặt nhau để đảm bảo quyền riêng tư cho khách hàng.Hoặc là có máy thanh toán tiền tự động ở trước cửa và không cần đền chìa khóa.Và có thể được cho mượn những bộ đồ cosplay và cả “đồ chơi” miễn phí nữa :mrgreen: 

7. Phát khăn giấy miễn phí trên đường

20150603-020515-nhat-ban-7_520x390[1]Khi đi bộ trên đường phố Nhật Bản, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những người cầm trên tay rất nhiều khăn giấy và phát miễn phí cho người đi đường. Đó không phải là sản phẩm dùng thử của một hãng khăn giấy nào mới đâu mà thật ra các công ty đã khôn khéo dùng những túi khăn giấy này để quảng cáo cho công ty mình. Mỗi năm Nhật Bản tốn khoảng 100 tỉ yên (gần 1 tỉ đô la) cho 5 tỉ túi khăn giấy.

8. Khăn giấy siêu mềm

20150603-020438-nhat-ban-8_520x388[1]Tên của loại khăn giấy này cũng khá ngộ nghĩnh: “excellent nose celeb”. Loại khăn giấy này đặc biệt mềm mịn và khiến người dùng không chỉ dừng ở một chiếc. Hộp đựng cũng được trang trí hết sức bắt mắt và đáng yêu với hình khuôn mặt thỏ, hải ly và gấu trắng.

9. Ai cũng mang khẩu trang

20150603-020129-nhat-ban-9_520x391[1]Người Nhật sử dụng khẩu trang khá thường xuyên, đặc biệt vào mùa thụ phấn của hoa. Nhiều người mang khẩu trang để tránh hít phải phấn hoa hay bụi bẩn, vi khuẩn thì một số người khác dùng khẩu trang chỉ để… giấu mặt. Thanh niên Nhật Bản thường chọn những chiếc khẩu trang với mẫu mã bắt mắt, hợp thời trang nhất.

10. Khăn ướt

20150603-020011-nhat-ban-10_520x409[1]Khi đi ăn ở các nhà hàng tại Nhật Bản, bạn sẽ nhận được một chiếc khăn ướt, được gọi là “oshibori”. Chiếc khăn oshibori là một mảnh vải mềm, ướt để thực khách lau tay. Tùy theo nhà hàng mà chiếc oshibori sẽ lạnh hay ấm. Chiếc khăn này còn thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Nhật Bản.

11. Những quầy rau quả tự quản

20150603-015937-nhat-ban-11_520x388[1]Ở những vùng quê Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc kệ đựng rau quả không có người quản lý. Việc của bạn chỉ là chọn loại rau củ mình cần và để tiền lại. Các du khách nước ngoài đều rất ngạc nhiên và tỏ ra thích thú với hình thức buôn bán dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau (Các bạn đừng lấy mà ko trả tiền nha 😎 )

12. Bãi đậu xe nhiều tầng

20150603-020252-nhat-ban-12_520x507[1]Nhật Bản là một nước khá là đông dân, đặc biệt là các thành phố. Do đó, người ta xây những bãi đậu xe nhiều tầng để đáp ứng đủ chỗ đậu xe cho người dân.

13. Cặp Randoseru

20150603-015706-nhat-ban-13_520x218[1]Mọi học sinh tiểu học ở Nhật Bản đều mang chiếc cặp randoseru này. Có lẽ bạn đã từng thấy chiếc cặp này trong những bộ anime hoặc trên các kênh truyền hình Nhật Bản. Những chiếc cặp này được làm từ da tốt nên hạn sử dụng là hơn 6 năm.Và đặc biệt nó có chức năng chống gù cho trẻ em

14. Bàn sưởi kotatsu

20150603-015442-nhat-ban-14_520x335[1]Kotatsu là một chiếc lò sưởi gia đình gồm một chiếc bàn thấp được phủ một chiếc mền dày với lò sưởi ở dưới gầm bàn. Bàn sưởi kotatsu trở nên thân quen với người dân toàn thế giới thông qua các phim hoạt hình và phim truyện Nhật.

15. Otooshi

20150603-015256-nhat-ban-15_520x347[1]Otooshi luôn được phục vụ mà không cần order nên những du khách lần đầu vào các nhà hàng izakaya thường rất bất ngờ. Việc phục vụ món này cũng là một cách để nhà hàng tri ân khách hàng. Một bữa ăn ở nhà hàng izakaya thường bắt đầu với rượu, nhưng uống mà không có gì để nhấm nháp thì buồn miệng quá, nên otooshi là cách nhà hàng đối đãi các “thượng đế” của mình.

 

<Xem tiếp Phần 2>