「Văn Hóa」の記事一覧 | iSempaihttps://isempai.comChia sẻ kinh nghiệm sống tại Nhật BảnWed, 11 Jul 2018 03:55:25 +0000en-UShourly1https://isempai.com/wp-content/uploads/2022/04/logo_new.svg「Văn Hóa」の記事一覧 | iSempaihttps://isempai.com3232 Bí Quyết Sống Thọ của Người Nhậthttps://isempai.com/bi-quyet-song-tho-cua-nguoi-nhat/Fri, 26 Feb 2016 11:56:27 +0000http://isempai.jp/?p=1841

Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao Nhất thế giới.Điều này thì chắc ai cũng biết nhỉ?Vậy bí quyết sống thọ của họ là gì? Theo hơn 50.000 người sống trên 100 tuổi ở Nhật Bản, bí quyết sống thọ của họ rất đơn giản, chỉ từ chế độ dinh dưỡng, quan điểm sống ... ]]>

Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao Nhất thế giới.Điều này thì chắc ai cũng biết nhỉ?
Vậy bí quyết sống thọ của họ là gì?

Theo hơn 50.000 người sống trên 100 tuổi ở Nhật Bản, bí quyết sống thọ của họ rất đơn giản, chỉ từ chế độ dinh dưỡng, quan điểm sống và tập thể dục mỗi ngày.

Theo nghiên cứu của trường Đại Học La Trobe tại Melbourne, Australia, hiện nay Nhật Bản có hơn 50.000 người sống thọ trên 100 tuổi. Vậy bạn có biết bí quyết sống thọ của họ là gì không?

Trong bài viết này bạn sẽ ngộ ra những bí quyết giá trị mà người dân ở “đất nước mặt trời mọc” sử dụng để được “trường thọ”.

 Chế độ ăn uống

So với người phương Tây, người Nhật tiêu thụ calo ít hơn 25%. Điều này rất thú vị bởi một nghiên cứu được thực hiện bởi trường ĐH Y Florida, Mỹ phát hiện chỉ cần giảm 8% lượng calo trong khẩu phần ăn cũng đủ để tăng tuổi thọ và tốt cho sức khỏe.

Vậy khẩu phần ăn của người Nhật thường có gì?

1.Cá
Người Châu Âu đề cao khẩu phần ăn chứa nhiều thịt với khẩu hiệu “hãy ăn nhiều thịt gà hơn”, trong khi đó, người Nhật lại có xu hướng ăn nhiều cá hơn.

Cá Hồi là 1 trong những món ăn không thể thiếu của người Nhật

Thực tế cho thấy mặc dù dân số Nhật Bản chỉ chiếm 2% dân số thế giới nhưng họ lại tiêu thụ tới 10% lượng cung cá của toàn thế giới.

Việc tiêu thụ cá thực sự có thể giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh về tim, giảm tới 36%. Các nhà khoa học đã chứng minh được khả năng cải thiện tâm trang con người và ngăn chặn một số loại bệnh viêm nhiễm và bệnh ung thư của mỡ cá.

Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyến khích mọi người nên ăn nhiều cá hơn.

2.Rong biển
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, người Nhật tiêu thụ khoảng 100.000 tấn rong biển mỗi năm. Điều gây bất ngờ hơn là người Nhật ăn hơn 20 loại tảo biển trong bữa ăn của mình.

Rong biển khô thường được dùng để làm cơm nắm onigiri,susi

Tảo biển chứa 2-9 g protein trong mỗi cốc tảo, một số loại tảo còn cung cấp lượng Kali cao hơn chuối. Ăn tảo cũng giúp điều hòa tuyến giáp, bởi trong tảo có chứa I-ốt.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard, Mỹ, tin rằng khả năng kiểm soát lượng estriado và lượng estrogen đã lí giải lí do tại sao người dân ở hòn đảo Okinawa hay ăn tảo lại ít bị mắc ung thư vú.

Wakame thường được dùng trong súp miso hoặc ăn sống

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyên rằng vì tảo là loại thực phẩm giàu năng lượng, đối với một số loại tảo, bạn nên hạn chế lượng dùng, chỉ ở mức 2 thìa mỗi tuần.

3.Trà
Uống trà là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Nhật Bản. Đây là một trong 10 quốc gia có lượng tiêu thụ trà cao nhất, vượt cả mức tiêu thụ của người Trung Quốc.

Loại trà được người Nhật ưa thích nhất là trà xanh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định trà xanh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch.


Ngoài ra, trà xanh cũng có thể tăng cường chức năng nhận thức của não bộ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một người uống 5 tách trà/ngày sẽ giảm nguy cơ tử vong tới 26%.

4.Bột rau xanh (Aojiru)

Bột rau xanh đang là “hiện tượng” của những năm gần đây,và được rất nhiều chị em rỉ tai nhau sử dụng để làm đẹp.
Có thể nói bột rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa,và có tác dụng làm đẹp da trẻ lâu.
Các bạn có thể đọc thêm bài viết chi tiết về bột rau xanh tại đây:

Bột rau xanh Nhật Bản có gì khiến chị em phát cuồng?

Chế độ ăn giàu thực vật

Ngoài ăn nhiều tảo biển, người dân vùng Okinawa còn có chế độ ăn chủ yếu là rau xanh. Thực tế, người dân Nhật Bản tiêu thụ lượng gạo nhiều gấp 6 lần và lượng rau của gấp 5 lần so với người dân Châu Âu.

Thực phẩm người Nhật thường ăn gồm: khoai lang, các loại rau xào, đậu phụ (thực phẩm có lượng calo thấp nhưng nhiều chất dinh dưỡng).

Người Nhật còn thường ăn món Goya (thịt lợn xào đậu phụ, mướp đắng), món có hàm lượng đường thấp và cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào.
Ở Nhật, đặc biệt là ở vùng Okinawa, người dân ít khi ăn thịt lợn. Họ chỉ ăn một lượng rất nhỏ trong các bữa tiệc hoặc sự kiện đặc biệt.

Vườn rau thảo dược

Tại vùng Okinawa, nghệ, gừng, ngải cứu là những cây “chủ chốt” trong khu vườn của người Nhật. Những loại cây này có công hiệu tuyệt vời trong việc phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, những loại cây thảo dược này có thể giúp duy trì sức khỏe.

Tinh thần khỏe mạnh

Trí não, cơ thể và cảm xúc đều có liên quan mật thiết tới nhau. Người Nhật đã sớm nhận ra ra điều này.

Để có một cuộc sống cân bằng, khỏe mạnh và sống thọ, người dân Nhật luôn có những truyền thống được coi trọng trong thời gian dài, đức tin và lý tưởng của họ thường gắn với những nguyên tắc sau:

Sống có mục đích

Cư dân vùng Okinawa có niềm tin vững chắc vào lý tưởng sống, mà người Nhật thường gọi là “ikigai” hay có nghĩa là để sống một cuộc đời ý nghĩa và đáng sống.

Cốt lõi của ikigai là sự quan tâm tới người khác, những sinh thể sống như cây cảnh và thú nuôi. Niềm tin của người Nhật luôn là khi được quan tâm tới con người và muôn vật, bạn sẽ thực sự giảm đi căng thẳng.

Hát để quên nỗi buồn phiền

Bạn có thể không tin, nhưng karaoke là một phần hoạt động phổ biến ở Nhật Bản. Ngành kinh doanh karaoke của đất nước Nippon ước tính thu lời tới 10 triệu USD/ năm.

Big Echo, hãng giải trí karaoke lớn nhất Nhật Bản có tới 470 địa điểm hoạt động khắp đất nước.

Dựa trên một nghiên cứu với sự tham gia của 20.000 đàn ông của đại học Y Ehime Nhật Bản, hát và giao lưu với bạn bè có thể tăng cường sức khỏe tim mạch.

Tôn trọng người lớn tuổi

Người Nhật Bản tin vào khái niệm của từ “moai”, có nghĩa bạn bè chính là sự khích lệ tinh thần trong những lúc khó khăn. Chính bởi vậy, người dân Nhật Bản tin rằng khi người cao tuổi được coi trọng và tôn trọng thì họ sẽ sống thọ hơn.

Tập thể dục

Người Nhật thường ngồi ăn ở bàn thấp và nệm ngồi trên chiếu Tatamithay vì bàn ăn kiểu phương Tây. Với phong tục này, mỗi ngày, họ thường đứng lên ngồi xuống tối thiểu 12 lần hoặc hơn.

Thói quen này cũng là một bài tập thể dục để cân bằng cơ thể và căng cơ người, nhằm tránh những cú ngã nguy hiểm khi về già. Ngoài ra người Nhật cũng bổ sung vitamin D hàng năm để tăng sức khỏe cho xương.

Theo Healthy Panda

Mọi người hãy cùng tham gia vào Diễn Đàn iSempai để chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỏi đáp những vấn đề liên quan đến Nhật Bản nhé ^^

]]>
Tổng hợp những ngày nghỉ và lễ hội trong 1 năm ở Nhậthttps://isempai.com/tong-hop-nhung-ngay-nghi-va-le-hoi-trong-1-nam-o-nhat/Tue, 23 Feb 2016 10:39:31 +0000http://isempai.jp/?p=1825Chắc hẳn những ai đã và đang sống tại Nhật cũng thấy nước Nhật họ thật là lắm ngày nghỉ.

Ngày nghỉ lễ tiếng Nhật là 祝日-Shukujitsu
Hay còn được chúng ta gọi với cái tên thuần Việt là ngày “đỏ”,bởi vì những ngày nghỉ lễ đó trên lịch được in với màu mực đỏ giống với ngày Chủ Nhật.

Các ngày lễ hội ở Nhật có ý nghĩa gì?

 

Trong 1 năm thì tổng cộng có 16 ngày lễ được quy định bởi pháp luật Nhật Bản. Nếu như ngày lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù.
Hôm nay các bạn hãy cùng iSempai điểm lại những ngày nghỉ lễ tại Nhật trong 1 năm nhé.

  1. Ngày mồng 1 Tếtー元日: Mồng 1 tháng 1. Có khá nhiều công ty nghỉ từ ngày 30 tết tới ngày mồng 4 tháng 1.
  2. Ngày lễ thành nhânー成人の日: Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20 tuổi.
  3. Ngày Quốc khánhー建国記念の日: Ngày 11 tháng 2. Theo như cuốn “Nhật Bản thư kỷ” thì đây là ngày Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang, được tính sang dương lịch.
  4. Ngày Xuân phânー春分の日: Khoảng 20,21 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ dành để ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống.
  5. Ngày Chiêu Hòaー昭和の日: Ngày 29 tháng 4. Đây là ngày sinh nhật của hoàng đế Chiêu Hoà. Sau khi ông ta mất thì người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của cây cỏ.Và hiện nay thì đổi thành ngày Chiêu Hòa
  6. Ngày Hiến phápー憲法記念日: Mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập.
  7. Ngày xanhーみどりの日: Mồng 4 tháng 5. Đây thực ra không phải là ngày lễ đặc biệt gì cả, bởi vì ngày mồng 3 và mồng 5 là ngày nghỉ nên ngày này cũng được lấy làm ngày nghỉ.Và chuyển “ngày xanh” từ ngày 29 tháng 4 sang thành mồng 4 tháng 5.
  8. Ngày thiếu nhiーこどもの日: Mồng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mồng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu mong cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Ngày này còn được gọi là ngày lễ “Đoan ngọ”, ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.
  9. Ngày của biểnー海の日: Ngày 20 tháng 7. Ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng.
  10. Ngày của núi-山の日:Ngày 11 tháng 8.Ngày này trước đây không phải là ngày lễ,nhưng nhờ vào đề xuất của thượng nghị viện đã được phần lớn quốc hội đồng ý và đưa ra quyết định từ năm 2016 sẽ thêm 1 ngày nghỉ lễ này nữa 💡 
  11. Ngày kính lãoー敬老の日: Ngày 15 tháng 9. Là ngày dành để tỏ lòng kính trọng đối với người già, được đặt ra từ năm 1966.
  12. Ngày thu phânー秋分: Ngày 23 hoặc 24 tháng 9. Là ngày để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Tương đương với ngày lễ xá tội vong nhân của nước ta. Chú ý rằng lịch trên là lịch dương nên nếu qui ra lịch âm thì trùng với ta.
  13. Ngày thể dục thể thaoー体育の日: Ngày 10 tháng 10 (hiện nay chuyển thành ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10). Được thiết lập từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964, đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.
  14. Ngày Văn hóaー文化の日: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống. Được thiết lập từ năm 1946 nhằm kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được chính thức công bố.
  15. Ngày lễ cảm tạ người lao độngー勤労感謝の日: Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được gọi là ngày lễ “Niiname sai”, được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Ngày này tương đương với Thanks Giving của phương Tây.
  16. Ngày sinh nhật của Nhật hoàngー天皇誕生日: Ngày 23 tháng 12. Là ngày lễ nhân dịp sinh nhật của Nhật hoàng thời Bình Thành (平成) hiện nay. Nó sẽ tiếp tục tới chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.

Người Nhật thường làm gì vào ngày tết?

Vào những ngày tết đầu năm thì người Nhật thường tổ chức các nghi lễ để đón các vị thần đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt và đón linh hồn của tổ tiên đã che trở cho họ mạnh khỏe trong suốt năm qua. Kadomatsu (Cây thông bày ở cửa chính) và Shimekazari (Sợi dây thiêng treo ở cửa), là những thứ được trang trí để đón chào vị thần của mùa màng và hai cái bánh hình tròn (gọi là Kagamimochi, bánh gương) được xếp chồng lên nhau được trang trí như là đồ ăn của thần mùa màng. Vào ngày tết thì trẻ em thường được người lớn cho nhận Otoshidama (Toshi là Niên nghĩa là Năm, dama là Ngọc, Otoshidama là tiền mừng tuổi, lì xì), đa số các trường hợp thì đó là tiền, nó mang ý nghĩa là phần thưởng của các vị thần dành cho sự cố gắng của trẻ trong năm và khuyến khích chúng cố gắng trong năm tới.

Đối với người Nhật thì lễ hội mang ý nghĩa gì?

Trong tiếng Nhật thì từ Matsu (Tế), nghĩa gốc của từ Matsuri (lễ hội), có ý nghĩa là chào đón những thứ không nhìn thấy được tới chỗ mà chúng trở nên có thể nhìn thấy được. Nói cách khác thì thần thánh, thường là không thể nhìn thấy được, khi tham gia các lễ hội thì họ được đón tiếp như những người bình thường. Tại nhiều nơi trên đất Nhật thì lễ hội được tổ chức từ xưa tới nay với mục đích là tại gia sự giao lưu giữa các vị thần và con người. Tuy nhiên trong số vô số các vị thần thì cũng có những vị thần mang đến bệnh tật và tai hoạ, các lễ hội cũng có ý nghĩa xua đuổi các vị thần ác đó.

Ba lễ hội lớn nhất ở Nhật là gì?

Người Nhật thích dùng con số 3 để thống kê mọi việc, tuy nhiên khi đề cập đến các lễ hội thì lại có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ như có ý kiến cho rằng lễ hội Sanjaー三社祭 (Tam xã) ở Tokyo, lễ hội Gionー祇園祭 ở Kyoto, lễ hội Tenjinー天神祭 (Thiên thần) ở Osaka là 3 lễ hội lớn nhất.
Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng lễ hội Sannouー山王祭 (Sơn vương) ở Tokyo, lễ hội Aoiー葵祭 (cây cẩm quỳ, cây thục quỳ) ở Kyoto và lễ hội Tenjin ở Osaka là 3 lễ hội lớn nhất.
Tuỳ từng vùng mà quan niệm của họ về 3 lễ hội lớn nhất lại khác nhau. Ví dụ như ở Tohoku thì 3 lễ hội lớn nhất là lễ hội Nebutaーねぶた祭り ở Aomori, lễ hội Kantouー竿燈まつり ở Akita, và lễ hội Tanabataー七夕祭り ở Sendai, tuy nhiên ở Kyoto thì 3 lễ hội lớn nhất lại là lễ hội Aoi, lễ hội Gion và lễ hội Tenjin.

Setsubunー節分 (Tiết phân) là gì?

Tiết phân được là một nghi lễ được tổ chức một ngày trước ngày lập xuân, thường là mồng 3 hay mồng 4 tháng 2. Mọi người mở rộng cửa và xua đuổi tà ma bằng cách ném đậu tương rang và hô to : 鬼は外福は内” Tà ma ra ngoài, phước lộc vào trong”. Tập tục này được bắt nguồn từ hoàng cung vào đêm gia thừa với mục đích xua đuổi tà ma để đón năm mới. Sau đó nó hòa trộn với tập tục bản xứ là ném đậu khi gieo mạ và trở thành tập tục như ngày nay.

Một trong những món ăn trong ngày lễ này là Eho-maki (恵方巻), được xuất phát từ việc quảng cáo của một cửa hàng bán rong biển ở Osaka và dần được lan rộng ra cả nước.
Eho-maki đó là một loại Sushi cuốn bằng rong biển (tên thường gọi là futomaki). Thành phần bên trong, trước kia yêu cầu phải có đủ 7 loại tượng chưng cho 7 vị thần may mắn nhưng ngày nay các thành phần rất phong phú, tuỳ khẩu vị mỗi người. Khi ăn, thường để nguyên cuộn dài để ăn vì người ta cho rằng nếu cắt ra sẽ ảnh hưởng tới vận may của năm mới và còn phải im lặng, ăn một mạch đến khi hết.

Hinamatsuriーひな祭り là gì?

Hina là con chim non, dùng từ Hina để ví những em bé gái dễ thương như những chú chim non. Matsuri là lễ.
Hinamatsuri là ngày lễ của con gái vào ngày mồng 3 tháng 3, là ngày để kỷ niệm và bày bày tỏ ước mong người con gái sẽ có một tương lai hạnh phúc. Vào ngày này người ta thường bầy hina ningyo (Ningyo là hình nhân, búp bê), một tập hợp búp bê mặc trang phục cổ, với hoa anh đào trắng và với rượu nếp trắng. Tập tục này được bắt nguồn từ tập tục trầm mình trong nước để loại bỏ tà khí, sau đó thì người ta dùng hina ningyo 雛人形 thay cho người, cuối cùng thì vào thời kỳ Edo tập tục này được biến thể thành như hiện nay.

Higanー彼岸 là gì?

“Hi” là “Bỉ” nghĩa là ở phía bên kia, “gan” là “Ngạn” nghĩa là bờ, ghềnh. Higan là ranh giới, giao thời. Higan là một ngày lễ đặc biệt của đạo Phật tại Nhật. Khoảng 3 ngày trước sau ngày xuân phân được gọi là higan mùa xuân, và khoảng 3 ngày trước sau ngày thu phân được gọi là higan mùa thu. Cả hai higan đều là thời gian chuyển mùa. Vào những ngày này người Nhật thường đi tảo mộ tổ tiên, họ thường dùng hoa trắng và ohagi おはぎ (một loại thức ăn) để bày cúng.

Tục ngắm hoa Hanamiー花見 có từ bao giờ?

Hana là chữ Hoa, Mi là chữ Kiến nghĩa là ngắm, nhìn. Hanami là ngắm hoa. Loại hoa mà người Nhật thích nhất là hoa anh đào. Khi hoa anh đào nở rộ người Nhật thường vừa ngắm hoa vừa ăn uống, tập tục này được bắt đầu có từ thời kỳ Edo (1600- 1868). Có khá nhiều địa phương nổi tiếng về hoa anh đào đẹp khi nở rộ trong đó có công viên Ueno (Một công viên lớn ở Tokyo), ở những chỗ như vậy người ta thường phải đến sớm để tranh giành chỗ để sau đó làm tiệc và ngắm hoa cho thuận tiện.

Người Nhật thường làm gì vào ngày lễ hoa (花祭り)?

Ngày lễ hoa (Hana matsuri) được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 để kỷ niệm ngày sinh của Phật Thích ca mầu ni. Tên chính thức của ngày lễ này là Kanbutsu-e 潅仏会 (Quán Phật Hội). Theo truyền thuyết thì vào ngày sinh của Phật Thích ca, rồng từ trên trời hạ thế và nhả nước thơm (cam lộ), vì vậy trong ngày này người ta thường tưới trà ngọt lên tường Phật Thích ca.

Tiết Đoan ngọ là gì?

Tiết Đoan ngọ là ngày lễ dành cho trẻ em trai, một tập tục cổ truyền được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5. Vào ngày này người ta treo cờ cá chép(こいのぼり) trước cửa nhà, bày các búp bê chiến binh samurai để bày tỏ ước mong mọi bé trai trong gia đình sẽ lớn lên mạnh khoẻ và hạnh phúc. Không hiểu tiết Đoan ngọ này có liên quan gì đến ông Khuất Nguyên ở Trung Quốc hay không? Trong thời kỳ phong kiến trước đây thì tập quán này được phổ biến và phát triển trong tầng lớp võ sĩ, tuy nhiên vào thời kỳ này thì trong tầng lớp bình dân thì phong tục này lại được hấp thụ theo cách khác. Bởi vì vào thời kỳ đó phụ nữ được coi trọng hơn nam giới nên vào ngày Đoan ngọ thì phụ nữ vào tắm trước đàn ông, đàn ông chuẩn bị bữa ăn cho phụ nữ v.v…, ngày này trước đây cũng không có tên là ngày của con trai.

Người Nhật thường làm gì vào tsukimi-月見?

Tsukimi (Tsuki là trăng, Mi là ngắm, nhìn) là tập tục ngắm trăng rằm Trung thu của người Nhật. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được giới thiệu và phát triển ở Nhật vào thời kỳ Heian (Thời kỳ Bình An: 794-1192). Vào ngày này thì người Nhật bày cúng bằng Dango, một loại dẻo viên tròn như quả quýt nhỏ, và các sản vật nông sản khác. Họ cũng trang trí susuki (cỏ đuôi chó) và thường tập hợp lại để thưởng ngoạn và ngắm trăng. Ở một số địa phương người ta còn có tục lệ ăn cắp các thứ đem cúng.

 

Sichi-go-san 七五三 (Bẩy-năm-ba) là ngày lễ gì vậy?

Là ngày lễ mà các phụ huynh bày tỏ mong muốn con cái lớn lên một cách mạnh khoẻ. Vào ngày 15 tháng 11 thì các bậc phụ huynh đưa con trai (3 hoặc 5 tuổi) và con gái (3 hoặc 7 tuổi) đến viếng các ngôi đền và cầu mong cho tương lai của con cái. Hiện nay thì xu hướng không phân biệt tuổi tác con trai con gái có vẻ nhiều lên, tức là cứ là trẻ em 3, 5, 7 tuổi là được dẫn đi. Vào ngày này thì con trai thường mặc Haori, một loại áo ngắn khoác ngoài của người Nhật, còn con gái thì mặc Kimono. Cũng có một số trẻ em mặc quần áo vét hoặc mặc váy.

Người Nhật làm gì vào đêm giao thừa?

Ngày 30 Tết là ngày rất quan trọng để kết thúc một năm và chuẩn bị cho việc đón năm mới. Khoảng vài chục năm trước đây thì việc chuẩn bị đón năm mới, bao gồm làm một số loại bánh gạo và osechi, một món ăn đặc biệt, là một công việc khá vất vả và tốn nhiều thời gian nhưng hiện nay thì xu hướng mua đồ đã chế biến sẵn ở các siêu thị ngày càng tăng. Vào ngày 30, sau khi đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cho năm mới thì người Nhật tập trung và dùng bữa tối. Sau đó họ nghe 108 tiếng chuông giao thừa và thường thì họ thức luôn đến sáng ngày hôm sau để đón ánh nắng mặt trời của ngày đầu năm mới. Ở một số địa phương còn có truyền thuyết nói rằng nếu ngủ đêm giao thừa thì tóc sẽ trở thành tóc bạc.

Anh/chị/em nào muốn gửi bài viết chia sẻ kinh nghiệm đời sống,văn hóa tại Nhật vui lòng liên hệ tại Diễn Đàn iSempai.

]]>
Những điều chưa biết về chiếc cặp chống gù lưng Nhật Bảnhttps://isempai.com/nhung-dieu-chua-biet-ve-chiec-cap-chong-gu-lung-nhat-ban/Mon, 10 Aug 2015 16:31:31 +0000http://isempai.org/?p=1372

Những điều chưa biết về chiếc cặp chống gù lưng Nhật Bản. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn biết về loại cặp sách này và vì sao việc sử dụng chúng lại là trở nên phổ biến với học sinh tiểu học. Nguồn gốc của chiếc cặp sách đặc biệt Thời Edo (1603 ... ]]>

Những điều chưa biết về chiếc cặp chống gù lưng Nhật Bản.

Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn biết về loại cặp sách này và vì sao việc sử dụng chúng lại là trở nên phổ biến với học sinh tiểu học.

Nguồn gốc của chiếc cặp sách đặc biệt

Thời Edo (1603 – 1868) xuất hiện một làn sóng cải cách quân sự theo kiểu phương Tây trong quân đội Nhật. Bắt đầu từ thời kỳ này, những chiếc ba lô kiểu Tây được người lính Nhật ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

randoseru bodoiMột chiếc randoseru từng được sử dụng trong quân đội Nhật.

Nhận thấy sự tiện dụng của chiếc ba lô, năm 1885 chính phủ Nhật Bản quyết định ban hành chính sách sử dụng vật dụng này đối với học sinh tiểu học. Những chiếc cặp đựng sách vở này được gọi là “randoseru”, phiên âm từ chữ “ransel” – dùng để chỉ vật dụng đựng hành lý trong tiếng Hà Lan.

randoseru1Nhận thấy điều đó, những chiếc randoseru đã được chế tác lại từ ba lô kiểu Tây truyền thống để phù hợp hơn với khả năng mang vác của trẻ em.

Những chiếc randoseru (ランドセル) này có chất liệu bền đẹp và vô cùng tiện dụng. Những học sinh có thể đeo dễ dàng cũng như đựng được nhiều vật dụng trong đó mà không lo bị ướt, quăn.

Ban đầu, việc sử dụng randoseru chỉ là bắt buộc đối với trường học hoàng gia Gakushuin. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sự xuất hiện của những chiếc randoseru tại các trường học khác rất hạn chế bởi điều kiện kinh tế của nhiều gia đình vẫn chưa cho phép con em sử dụng. Nhiều học sinh vẫn phải mang sách vở đến trường bằng những chiếc tay nải truyền thống.

Phải đến sau Chiến tranh Thế giới II, kinh tế nước Nhật phát triển mạnh mẽ hơn giúp cho randoseru trở nên phổ biến. Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật đã quyết định yêu cầu mọi học sinh tiểu học phải sử dụng randoseru và đưa vật dụng này vào danh sách “không thể thiếu” đối với trường tiểu học.

Lý do mà chính phủ Nhật Bản yêu cầu học sinh tiểu học phải sử dụng randoseru là bởi những học sinh này nằm trong lứa tuổi mà cơ thể đang phát triển, đặc biệt là khung xương. Việc đem nhiều sách vở trên lưng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cột sống và tác động đến sức khỏe của các em sau này.

randoseru2 Một chiếc randoseru điển hình cao 30cm, chiều ngang 23cm và 18cm bề dày. Bên trong có một ngăn chính đựng sách vở và 2 ngăn nhỏ bên ngoài đựng các phụ kiện. Khi không chứa sách vở, mỗi chiếc randoseru nặng trung bình 1,2kg.

randoseru3Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưng và các chi tiết nhỏ nhặt khác trên chiếc cặp sách đều được thiết kế mềm mại và thông thoáng. Thiết kế đặc biệt này sẽ giúp không gây tổn hại đến cột sống của trẻ em, giúp trẻ tránh nguy cơ bị gù lưng khi còn nhỏ.

randoseru4Cận cảnh quá trình sản xuất một chiếc randoseru

randoseru5 Ban đầu những chiếc randoseru được làm từ da bò và da lợn. Từ năm 2004, để giảm tải khối lượng mang vác cho học sinh người ta đã sử dụng một loại da tổng hợp mới có tên Clarino để chế tạo cặp. Với loại nguyên liệu mới này trọng lượng của mỗi chiếc cặp sẽ giảm tới 70% so với các loại da truyền thống.

randoseru6Để làm ra một chiếc randoseru, trước tiên những người thợ sẽ vẽ và cắt những miếng da theo kích cỡ quy chuẩn có sẵn.

randoseru10Sau đó những miếng da sẽ được khâu với những tấm nhựa để tạo hình dáng chắc chắn cho chiếc cặp. Công đoạn này sẽ được làm một cách tỉ mỉ, tạo cho randoseru một chất lượng tốt nhất.

randoseru8Sau khi hoàn thành phần khung, những chiếc khóa cặp sẽ được khâu và dập bằng máy. Ngày nay, có rất nhiều loại khóa được lựa chọn sử dụng cho randoseru như nam châm, nút bấm… chứ không đơn thuần là khóa cài như ngày xưa.

randoseru9Mỗi chiếc randoseru có giá trung bình không hề rẻ, chiếc rẻ nhất cũng khoảng 20.000 Yen Nhật (khoảng 3,5 triệu VND). Có những chiếc lên tới 75.000 Yen (khoảng 13 triệu VND) nhưng thông thường, một chiếc cặp như vậy sẽ được trẻ em Nhật sử dụng trong suốt 6 năm tiểu học.

(sưu tầm)

]]>
Bí quyết giúp phụ nữ Nhật Bản vừa thon thả vừa sống lâuhttps://isempai.com/bi-quyet-giup-phu-nu-nhat-ban-vua-thon-tha-vua-song-lau/Mon, 10 Aug 2015 16:05:25 +0000http://isempai.org/?p=1370

Bí quyết giúp phụ nữ Nhật Bản vừa thon thả vừa sống lâu. – Theo thống kê vào năm 2014, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật Bản liên tục dẫn đầu thế giới trong 3 năm liên tiếp, ở độ tuổi 86,83 và tỷ lệ béo phì của phụ nữ của xứ sở ... ]]>

Bí quyết giúp phụ nữ Nhật Bản vừa thon thả vừa sống lâu.

– Theo thống kê vào năm 2014, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật Bản liên tục dẫn đầu thế giới trong 3 năm liên tiếp, ở độ tuổi 86,83 và tỷ lệ béo phì của phụ nữ của xứ sở hoa anh đào chỉ ở mức 3%, cho thấy mức độ thon thả cơ thể của họ ở mức cao.
Trong khi đó, cũng theo thống kê trên, tỷ lệ béo phì của phụ nữ Mỹ là 34%, Pháp là 11% và tuổi thọ trung bình của phụ nữ ở các quốc gia này không thể bằng phụ nữ Nhật Bản.
Theo các nhà khoa học, bí quyết sống thọ và thon thả của phụ nữ Nhật Bản chính ở chế độ ăn uống của họ.nguoi-dan-ba-tre-tho-nhat-Nhat-ban13

1. Chú trọng nhất đến bữa sáng
Người Nhật rất xem trọng bữa sáng. Từ xưa đến nay, phụ nữ Nhật luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn cho cả gia đình. Thông thường bữa ăn sáng của người Nhật có cơm, cá nướng, trứng gà, rau muối hoặc natto (hạt đậu lên men). Khoa học đã chứng minh rằng, trong ba bữa ăn thì bữa sáng không chỉ quan trọng cho sức khỏe mà còn là bữa ăn không dễ gây bệnh béo phì.

2. Ăn 5 loại thực phẩm nhiệt lượng thấp
5 loại thực phẩm nhiệt lượng thấp mà đa số người Nhật hay ăn là: cá, các loại đậu, gạo, rau, và trái cây. Những thực phẩm này có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến phụ nữ Nhật ít bị béo phì.

3. Ăn đồ tươi sống
Món ăn chính của người Nhật là cá và rau, rất ít ăn thịt và các chất ngọt như kẹo bánh và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Trong bếp, người Nhật rất hiếm khi lưu trữ đồ ăn để dành, vì họ thường xuyên đi chợ để mua đồ ăn tươi nhất, chứ không mua một lần nhiều đồ để trữ trong tủ lạnh.

4. Ăn theo mùa
Người Nhật đặc biệt chú ý ăn theo mùa (mùa nào thức ấy). Ví dụ như đối với món cá, mùa xuân ăn cá miểng sành, đầu hè ăn cá bào (bonito), giữa hè ăn cá chình, đầu thu ăn cá ngừ hoa, giữa thu ăn cá dao (cá mỏ dài), cuối thu ăn cá hồi, mùa đông ăn cá thì và cá heo… Ăn theo mùa là cách ăn khỏe, thuận theo tự nhiên nên đồ ăn ít bị độc, giúp cơ thể sạch sẽ.

5. Ăn canh Miso nhiều dinh dưỡng
Người Nhật thích canh súp Miso, là món có nhiều vitamin E, can-xi và khoáng chất, trong đó có đậu nành rất giàu protein được chuyển đổi thành các axit amin dễ tiêu hóa, nó giúp giảm lượng calo, giảm huyết áp, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Ngoài ra, Miso có thể trì hoãn sự lão hóa, phòng ung thư.

6. Thói quen ăn 8 phần no
Ai từng ăn với người Nhật đều biết người Nhật hay ăn bằng cái chén nhỏ và rất xem trọng cách bày trí sao cho đẹp, vì thế đồ ăn thường ít. Họ cho rằng ăn 8 phần no là tốt nhất cho sức khỏe.

7. Chế biến thực phẩm đơn giản
Cách chế biến đồ ăn của người Nhật tương đối đơn giản, không chỉ giữ lại mùi vị gốc của lương thực mà còn giữ nguồn dinh dưỡng của đồ ăn ở mức tốt nhất.

8. Lương thực chính là cơm tẻ
Cơm tẻ ăn với rau, đậu hũ hoặc cá, ngoài chắc bụng còn giúp cân đối dinh dưỡng, không dễ gây béo so với thức ăn chế biến bằng bột mì như bánh mì, bánh ngọt…

Thu Trang (Theo Care, Women and Home)

]]>
Chỉ có thể là Nhật Bản phần1https://isempai.com/chi-co-the-la-nhat-ban-phan1/Thu, 06 Aug 2015 14:14:13 +0000http://isempai.org/?p=1340

Chỉ có thẻ là Nhật Bản phần 1 Nhật Bản luôn là 1 đất nước có những sản phẩm sáng tạo, độc đáo. Con người Nhật Bản dường như cũng có những nét tính cách rất đặc trưng Xe siêu xì tin. Có hẳn gối để đi tàu điện nhé. Máy phô-tô… mông. Chỉ cần ... ]]>

Chỉ có thẻ là Nhật Bản phần 1

japan only1Nhật Bản luôn là 1 đất nước có những sản phẩm sáng tạo, độc đáo. Con người Nhật Bản dường như cũng có những nét tính cách rất đặc trưng

japan only2Xe siêu xì tin.

japan only3Có hẳn gối để đi tàu điện nhé.

japan only4Máy phô-tô… mông.

japan only5Chỉ cần xem ảnh thôi thì ai cũng có thể nhận ra đây là Nhật Bản.

japan only7Xe kiểu hoạt hình.

japan only8Rượu nhau thai.

japan only9Những cái đầu khổng lồ cực kute.

japan only10Món đồ chơi kỳ lạ.

japan only12

japan only11

japan only13Cùng ăn với nhau nào!

japan only14

japan only16Xe bán hàng độc đáo.

japan only15Phong cách thời trang quái chiêu.

japan only18Người….thịt

japan only 6Ý tưởng độc đáo.

japan only 17Chắc hẳn chủ nhân căn phòng này rất hâm mộ cô ca sĩ ảo có mái tóc xanh kia.

japan only20 japan only19Sản phẩm này làm bằng nhựa và có hình dạng “đôi môi mỏ vịt” rất kỳ cục.

]]>
Giảm gần 17 kg chỉ nhờ chuốihttps://isempai.com/giam-gan-17-kg-chi-nho-chuoi/Tue, 04 Aug 2015 22:49:19 +0000http://isempai.org/?p=1335

Vấn đề về cân nặng hẳn là nỗi lo rất lớn của các chị em.Gần đây ở Nhật đang thịnh hành 1 chế độ ăn kiêng mới. Giảm gần 17 kg chỉ nhờ chuối. Chế độ giảm cân bằng chuối với tên gọi ‘Morning Banana Diet’ đang rất thịnh hành tại Nhật Bản. “Morning Banana ... ]]>

Vấn đề về cân nặng hẳn là nỗi lo rất lớn của các chị em.Gần đây ở Nhật đang thịnh hành 1 chế độ ăn kiêng mới.

Giảm gần 17 kg chỉ nhờ chuối.

Chế độ giảm cân bằng chuối với tên gọi ‘Morning Banana Diet’ đang rất thịnh hành tại Nhật Bản.

“Morning Banana Diet” là tên gọi của chế độ giảm cân bằng chuối được giới thiệu bởi Dược sĩ Sumiko Watanabe, đến từ Osaka. Nhờ chế độ ăn đặc biệt này mà chồng bà, ông Hitoshi Watanabe, đã giảm được 16,8 kg.

giam can bang chuoi

Thực đơn giảm cân với chuối khá đơn giản, bao gồm 4 bữa mỗi ngày:

– Bữa sáng: 1 quả chuối. Có thể ăn thêm nếu cảm thấy đói.

– Bữa trưa: 1 quả chuối và 1 đĩa salad nhỏ.

– Bữa phụ: 1 quả chuối.

– Bữa tối: Ăn tối bình thường trước 8 giờ.

Chế độ giảm cân ‘Morning Banana Diet’ đang rất thịnh hành tại Nhật Bản.

Cùng với 4 bữa ăn chính, bạn cần bổ sung từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Nước uống giữ ở nhiệt độ phòng, không quá nóng và cũng không quá lạnh, nên uống từ từ từng ngụm nhỏ. Trong quá trình giảm cân, bạn vẫn có thể uống trà, cafe hay soda nhưng nên hạn chế đồ ngọt. Không uống sữa tươi và các sản phẩm từ sữa trong suốt quá trình giảm cân. Việc tập thể dục được khuyến khích, tuy nhiên, bạn không cần tập quá nặng. Mỗi ngày nên đi bộ nhẹ nhàng để giúp hệ thống tiêu hóa làm việc hiệu quả và có giấc ngủ ngon hơn.

Trong chế độ giảm cân “Morning Banana Diet”, giấc ngủ là một phần rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và ngủ trước 12 giờ. Thời gian ngủ phải cách bữa cuối cùng trong ngày ít nhất 4 tiếng. Vì vậy, bạn không nên ăn tối quá muộn. Giữ tinh thần thoải mái và ghi lại nhật ký giảm cân là cách giúp bạn có thêm động lực.

Sau khi ông Hitoshi Watanabe chia sẻ câu chuyện giảm cân của mình trên mạng xã hội, rất nhiều người đã học theo công thức này và giảm cân thành công.

Chuối là một trong những loại trái cây có thành phần chất xơ cao, bao gồm cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan, giúp tráng thành dạ dày, làm tăng cảm giác no. Chuối chứa hàm lượng calo thấp nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin, giúp quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả hơn. Đặc biệt, chuối chứa một loại chất xơ có khả năng kháng tinh bột, khiến tinh bột bị lên men trong dạ dày, tạo ra sản phẩm giúp đốt cháy 20 – 24% chất béo, từ đó làm giảm năng lượng nạp vào, tránh tích tụ mỡ thừa. Chuối cũng giúp quá trình trao đổi chất xảy ra nhanh hơn, đồng thời, tạo một lớp màng bảo vệ trong ruột, giúp tiêu diệt các độc tố trong cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

]]>
Những vấn đề nan giải của Nhật Bảnhttps://isempai.com/nhung-van-de-nan-giai-cua-nhat-ban/Mon, 29 Jun 2015 10:07:04 +0000http://isempai.org/?p=920

Khi nói về Nhật Bản những lúc về Việt Nam chơi thì cứ mở mồm ra là lại bị tụi bạn ném đá “Mày cuồng Nhật thế cơ à? Cái gì của Nhật cũng tốt hả?”  Quả thực nếu mà được so sánh thì những cái mà Nhật tốt hơn Việt Nam chúng ta rất ... ]]>

Khi nói về Nhật Bản những lúc về Việt Nam chơi thì cứ mở mồm ra là lại bị tụi bạn ném đá
“Mày cuồng Nhật thế cơ à? Cái gì của Nhật cũng tốt hả?”

 Quả thực nếu mà được so sánh thì những cái mà Nhật tốt hơn Việt Nam chúng ta rất nhiều.
Nhưng thôi mình ko “cuồng Nhật trong bài viết này nữa” 😆 
Mình xin điểm 1 số điểm vấn nạn của Nhật hiện nay.Mình tin chắc những điều này các bạn cũng đã từng nghe qua từ những người Nhật mà bạn quen biết.Như mấy bác người Nhật mình quen thì họ rất thích Việt Nam và luôn nói với mình rằng “Việt Nam của cháu giống Nhật cách đây khoảng hơn 30 năm trước,mọi người rất thân thiện ko như Nhật bây giờ.
Cháu và mọi người cố gắng gìn giữ đừng để giống Nhật bây giờ nhé”.

Mỗi một vấn đề có thể cần đến một bài phân tích dài, với số liệu thống kê thực chứng nhưng ở đây mình chỉ phác vài gợi ý kèm từ khóa trong tiếng Nhật để bạn nào quan tâm có thể tự tìm hiểu. Các số liệu thống kê các bạn có thể tìm ở phần “sách trắng” và “dữ liệu thống kê” trên các trang web của các bộ và văn phòng chính phủ Nhật Bản.

1.Già hóa dân số(tiếng Nhật gọi là koureika-高齢化、shousika-少子化).

tỷ lệ số người trẻ phải gánh xã hội già của Nhật

Tỷ lệ số người trẻ phải gánh xã hội già của Nhật

Biểu hiện rõ nhất của già hóa dân số là tỉ lệ sinh suy giảm, tỉ lệ người già tăng lên. Vấn đề này xuất hiện ở Nhật Bản từ lâu và ngày càng trầm trọng. Nó gây ra rất nhiều hệ lụy và tạo nên vòng luẩn quẩn: thiếu lao động, gia tăng gánh nặng tiền lương hưu và phúc lợi xã hội, suy giảm sức mua làm kinh tế trì trệ, hoang phế hóa các khu dân cư, đặt áp lực lên các thiết chế xã hội phải thích ứng với …người già. Rõ nhất có thể thấy là Nhật Bản phải sử dụng lực lượng lao động người nước ngoài bao gồm cả tu nghiệp sinh để bù đắp sự thiếu hụt lực lượng lao động trẻ. Chính sách về nhập cư để “hoa kỳ hóa” Nhật Bản đã được bàn thảo nhưng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều trường học phải đóng cửa vì thiếu…học sinh…
Nước Nhật đang lúng túng với vấn đề này vì để giải quyết phải có những chính sách liên hoàn, hệ thống và lâu dài.

2.“Quá mật hóa” và “hoang phế hóa” (kamitsumondai-過密問題、kasomondai-過疎問題)

Mật độ người sống ở vùng đô thị rất cao

Mật độ người sống ở vùng đô thị rất cao

“Quá mật hóa” hiểu một cách đơn giản là hiện tượng dân số tập trung mạnh và nhanh với số lượng lớn ở các đô thị gây nên một loạt hệ lụy khác về kinh tế, xã hội, môi trường.

Ngược lại “hoang phế hóa” là hiện tượng dân số của địa phương nào đó suy giảm mạnh làm cho các chức năng kinh tế, xã hội…của nơi đó trì trệ và rơi vào khủng hoảng.

Hai hiện tượng này có liên quan rất chặt chẽ đến chính sách phát triển kinh tế vĩ mô và quy hoạch đô thị. Hiện tượng dân cư nông thôn đổ về thành phố kiếm sống sẽ gây ra cả hai hiện tượng trên.

3.“Xã hội vô duyên” (muenshakai-無縁社会)

Những người vô cảm ngày càng tăng

Những người vô cảm ngày càng tăng

Đây là hiên tượng được diễn tả bằng thuật ngữ khá khó dịch sang tiếng Việt. Đây là hiện tượng các hộ độc thân tăng lên và mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên hời hợt. Thuật ngữ “xã hội vô duyên” là một từ mới được sinh ra và được sử dụng lần đầu tiên trong chương trình truyền hình của NHK năm 2010. Từ “duyên” ở đây có lẽ được dùng với nghĩa chỉ sợi dây liên hệ giữa con người với con người.

Hiện tượng xã hội này có liên quan mật thiết với hiện tượng kết hôn muộn (bankon-晩婚) và già hóa dân số.

Nhịp sống xã hội công nghiệp và lối sống hiện đại cũng góp phần tạo nên nó. Ozaki Mugen trong “Cải cách giáo dục Nhật Bản” đã từng nhận định rằng “công nghiệp hóa” và “cá nhân hóa” là hai dòng chảy cơ bản của xã hội Nhật Bản từ thời cận đại.

Trong dòng chảy đó mối quan hệ giữa con người với con người trở nên “mỏng đi” và bị bao vây bởi sự “cô độc”. Mối quan hệ gia đình cũng bị phá vỡ khi con cái không sống cùng cha mẹ khi trưởng thành, các chức năng kinh tế, giáo dục, tôn giáo của gia đình chuyển sang cho các tổ chức khác. Những khó khăn của nền kinh tế, sự sụp đổ của chế độ tuyển dụng suốt đời, sự bảo vệ thông tin-quyền riêng tư nghiêm ngặt đã tạo nên những mối quan hệ “khách sáo” và “xa cách”.

“Xã hội vô duyên” là thủ phạm trực tiếp của nạn tự sát (Nhật Bản mỗi năm có khoảng 3 vạn người tự sát). Theo dõi truyền hình Nhật thì thấy rất nhiều trường hợp tự sát là trong lúc khó khăn thiếu người “đồng cảm”, “chia sẻ”….

]]>
Cách tra lịch bắn pháo hoa HANABI tại Nhậthttps://isempai.com/cach-tra-lich-ban-phao-hoa-hanabi-tai-nhat/Thu, 25 Jun 2015 14:55:51 +0000http://isempai.org/?p=842

Xem bài liên quan: Hướng dẫn cách tra tàu điện   Giới thiệu 1 vài buổi bắn pháo hoa có quy mô lớn và rất nổi tiếng ở khu vực Tokyo   Tên lễ hội Tên Ga Ngày Bắn Thời gian Số phát 1 第37回足立の花火 小菅-Kosuge 18/7 19:30~20:30 12.000 2 第38回隅田川花火大会 浅草-Asakusa 25/7 19:05~20:30 20.000 ... ]]>

Xem bài liên quan: Hướng dẫn cách tra tàu điện

27825[1]

 

Giới thiệu 1 vài buổi bắn pháo hoa có quy mô lớn và rất nổi tiếng ở khu vực Tokyo

 Tên lễ hộiTên GaNgày BắnThời gianSố phát
1第37回足立の花火小菅-Kosuge18/719:30~20:3012.000
2第38回隅田川花火大会浅草-Asakusa25/719:05~20:3020.000
3江戸川区花火大会江戸川-Edogawa1/819:15~20:3014.000
4神奈川新聞花火大会みなとみらい4/819:00~20:1515.000

1.Trang Phục

Nói về trang phục của các bạn nữ thường sẽ là bộ yukataー浴衣 (Hay còn gọi là kimono mùa hè) rất sặc sỡ và dễ thương 😳 
Các bạn có thể đặt mua ở hoặc tìm những bộ thích hợp ở link bên dưới:

 Còn về trang phục của nam giới thì có 2 loại đó là Yukata dành cho nam giới,và bộ quần áo Jinbe chuyên mặc vào mùa hè.
Các bạn cũng có thể tìm và đặt mua những bộ thích hợp ở link bên dưới:

Ai chưa biết mua hàng trên Rakuten thì có thể tham khảo bài viết Hướng Dẫn Mua Hàng online trên Rakuten

Vậy là mình đã giới thiệu xong về phần trang phục ^^

2.Cách xem lịch bắn pháo hoa

Bây giờ đến mục chính đó là cách tra lịch bắn pháo hoa ở nơi mà bạn sinh sống

Các bạn hãy vào trang web sau

http://hanabi.walkerplus.com/

hanabi
Phía bên trên trang Web thì cần chú ý các mục như sau:

  • 花火カレンダー2015: Lịch bắn pháo hoa trong năm 2015.
  • 花火大会人気ランキン:Top những lễ hội pháo hoa được yêu thích nhất.
  • 花火フォト100選:Top 100 bức ảnh đẹp nhất chụp trong lễ hội pháo hoa.

Bên dưới là bản đồ các bạn cũng có thể click vào tên địa phương nơi bạn sinh sống ở trên bản đồ,sau đó sẽ hiển lên danh sách những ngày mà có lễ hội pháo hoa ở nơi đó.
hanabi2
Những từ khóa cần chú ý mà mình đã đánh dấu như trên hình.
Mình sẽ lấy ví dụ cho buổi lễ hội pháo hoa của quận Adachi của Tokyo vào ngày 17/8/2015

  • 開催日:Ngày bắn
  • 大会名:Tên của buổi lễ hội đó
  • エリア名:Địa điểm bắn
  • 打ち上げ数:Tổng số bắn bao nhiêu quả

Sau khi chọn được địa điểm mình muốn đến thì các bạn hãy click vào đó và màn hình sẽ hiện ra trang thông tin cụ thể của ngày lễ hội pháo hoa đó.

hanabi4
Ở màn hình này các bạn có thể xác nhận lại thông tin ngày giờ bắn pháo hoa.Và quan trọng hơn hết là địa chỉ cụ thể nơi bắn pháo hoa.Phía dưới có ghi cụ thể cách di chuyển và tên ga tàu gần địa điểm bắn pháo hoa.

ai chưa biết cách đi tàu thì vui lòng xem bài viết: HƯỚNG DẪN ĐI TÀU ĐIỆN

3.Nên mang gì khi đi ngắm pháo hoa?

==> Bạn nên mang theo đồ uống,và 1 chút bánh kẹo.Vì nước bán ở địa điểm lễ hội thường có giá cao hơn bình thường.Và quan trọng nhất là mang theo 1 tấm vải,bạt bằng lilon để có thể trải xuống để ngồi xem.
(để ý xem thời tiết hôm đó nếu có khả năng mưa thì mang theo ô hoặc áo mưa để tránh bị ướt) 💡 

Lưu ý: Nên đi sớm trước ít nhất khoảng 2 tiếng để có thể tìm được chỗ có tầm nhìn đẹp nhất

Hy vọng bài viết hướng dẫn này của iSempai sẽ giúp ích được cho các bạn.
Chúc các bạn có 1 buổi đi chơi ngắm pháo hoa thật vui vẻ và chụp được nhiều bức ảnh đẹp cùng bạn bè và gia đình của mình 🙂

BONUS: Đoạn video quay 1 cảnh rất đẹp trong buổi lễ hội pháo hoa năm ngoái mình đi xem 😉 

Xem bài liên quan: Hướng dẫn cách tra tàu điện

]]>
Người Nhật khác người Việt như thế nào?https://isempai.com/nguoi-nhat-khac-nguoi-viet-nhu-the-nao/Mon, 22 Jun 2015 17:01:20 +0000http://isempai.org/?p=755

Trên facebook vừa có một bài viết khá hay , mình xin share bài Viết của anh ” Nguyễn Quốc Vương“ Khi mới tiếp xúc với một nền văn hóa nào đó hoặc tiếp xúc lâu nhưng không thể thâm nhập sâu được vì rào cản ngôn ngữ người ta thường không tránh khỏi những ... ]]>

Trên facebook vừa có một bài viết khá hay , mình xin share bài Viết của anh ” Nguyễn Quốc Vương

bowinginjapan[1]

 Nhân viên bán hàng cúi đầu cảm ơn khách mua hàng

Khi mới tiếp xúc với một nền văn hóa nào đó hoặc tiếp xúc lâu nhưng không thể thâm nhập sâu được vì rào cản ngôn ngữ người ta thường không tránh khỏi những nỗi kinh ngạc.Vợ tôi cũng thế.
Đến đâu, sau khi làm việc với người Nhật xong vợ tôi đều bảo “ông ấy tốt thế”, “chị ấy tốt thật”. Những người vợ tôi vừa “khen” và cảm động là các nhân viên làm việc ở tòa thị chính, ngân hàng, các bác sĩ, y tá làm ở bệnh viện…

Tôi bảo vợ: “Chẳng phải thế đâu. Biết thế nào là tốt. Họ chỉ làm công việc của họ thôi”.
Nghe thế, vợ tôi có vẻ không bằng lòng, cau mặt lườm: “Cứ nói như anh ấy…”.

Kỳ thực đúng là như thế. Nếu bạn sống hợp pháp ở Nhật thì kể cả bạn không hề biết một từ tiếng Nhật và là người nước ngoài trong hầu hết các trường hợp bạn sẽ vẫn nhận được sự ân cần, chu đáo và lịch sự ở các cơ quan công quyền lẫn nhưng nơi cung cấp dịch vụ. Lý do đơn giản nằm ở chỗ cả pháp luật và quan niệm đạo đức thông thường, phổ biến trong xã hội Nhật đều coi các nhân viên công quyền là người làm thuê nhận tiền công (lương) từ tiền thuế của dân. Cảm quan của người Nhật về tiền thuế rất rõ ràng và mạnh mẽ. Những sự lãng phí hay các vụ biển thủ tiền công làm cho họ tức giận nghiêm trọng.
Các cơ quan công quyền và nhân viên của họ cũng ý thức rất rõ người dân là “ông chủ” hoặc chí ít là “khách hàng”. Trong xưng hô họ gọi người dân đến làm việc là “quý khách”.
Đối với những nơi khác như công ty, khách sạn, nhà hàng… họ coi những người đến với họ là khách hàng. Họ cung cấp dịch vụ làm khách hàng vừa lòng và thu phí dịch vụ tương ứng. Trong tư duy và cách làm việc đó, hành xử của nhân viên là dựa trên luật pháp và các nguyên tắc giao tiếp đã được “chuẩn hóa”. Điều này khá thú vị. Nếu bạn quan sát kĩ sẽ thấy ở Nhật, các nhân viên của cùng một hệ thống sẽ có những lời nói và hành động trước khách hàng y hệt nhau dù họ làm việc ở Kyushu hay hòn đảo Hokkaido ở cực bắc.

Hành xử của nhân viên trong khi làm việc luôn được giám sát nghiêm ngặt bởi cấp trên và camera nội bộ. Mọi hành vi vô lễ với khách hàng, người dân hoặc sai với “quy chuẩn” đều bị xử lý thích đáng. Và như thế, có thể thấy, câu nhận xét của vợ tôi về họ là một sự sai lầm. Không thể đánh giá họ là “tốt” hay “xấu” một cách đơn giản. Họ trên hết chỉ là những người lao động chăm chỉ và tuân thủ nghiêm túc theo quy chuẩn. Họ tươi cười đấy nhưng khó biết họ thật sự nghĩ gì. Họ khó chịu với khách hàng đấy nhưng không họ không bao giờ đuổi khách hay buông lời khiếm nhã. Vì thế dễ hiểu khi bạn thấy trong chốn công sở hay cửa hàng họ vừa quỳ xuống nói chuyện với bạn rất ân cần với nụ cười tươi nhưng khi bước ra ngoài đường họ hoàn toàn xa lạ với bạn dù vừa mới giáp mặt và tư vấn cho bạn trước đó chưa đầy..2 phút.
Người Việt chỉ tốt với người “trong gia đình”?

Tham chiếu với người Việt chúng ta thì sao?
Có lẽ là ngược lại. Tôi nghĩ lời nhận xét của vợ tôi về chuyện ai đó tốt hay xấu trong trường hợp này là hợp lý. Người Việt trong vô thức coi cả xã hội là một gia đình và dùng quan hệ gia đình để quy chiếu mọi quan hệ xã hội. Tư duy này thể hiện rất rõ trong sự xưng hô của người Việt. Người già thì gọi là bác, là ông, bà, cụ. Người trẻ hơn thì gọi là chú, là anh. Ít tuổi hơn thì là em, là cháu. Cách gọi những người hoàn toàn xa lạ là bố (mẹ) và xưng « con » dù không có quan hệ thuyết thống tương đối phổ biến.
Trong hệ giá trị đó, hành xử dựa trên sự phán đoán của tình cảm cá nhân là …tất yếu. Ở đó dù là nhân viên công vụ ở chốn tôn nghiêm hay ở nhà hàng, cửa hiệu người ta sẽ chỉ « tốt » với những người thân, những người được coi là « anh em » và ngược lại, người ta sẽ vô cảm hoặc đối xử tệ hại với những người «dưng ».
Vẫn có ngoại lệ
Đọc đến đây, rất có thể sẽ có bạn kêu lên : « Anh viết sai. Không phải thế ». Có thể. Vì trải nghiệm của bạn khác tôi. Hơn nữa cũng có ngoại lệ. Vẫn có những người Việt ở cơ quan quyền lực hay làm kinh doanh có hành xử đúng mực và tử tế. Họ đúng là « người tốt » .
Thế nước Nhật có ngoại lệ không ?
Thông thường người nước ngoài hay phàn nàn người Nhật cứng nhắc và nguyên tắc nhưng thực tế… vẫn có ngoại lệ. Xin kể hai ngoại lệ khá thú vị liên quan đến trải nghiệm của tôi.

Câu chuyện thứ nhất liên quan đến chuyện ở trọ của tôi. Khi đến Nhật lần thứ nhất và học xong chương trình thực tập sinh, tôi muốn thi vào cao học nhưng ông thầy hướng dẫn không đồng ý. Ý ông là tôi phải học thêm một năm tiếng Nhật nữa. Không có cách nào khác, tôi trở thành du học sinh tư phí tự chi trả học phí và đi làm kiếm sống để học. Rắc rối là chi phí ở bên ngoài khá đắt trong khi theo quy định tôi sẽ phải dọn ra khỏi KTX khi trở thành sinh viên tư phí. Có lẽ đọc hồ sơ và biết câu chuyện của tôi, ông trưởng phòng hành chính gọi tôi vào phòng bảo « Lẽ ra anh phải chuyển ra ngoài nhưng tôi đã bảo lãnh để anh có thể ở lại một năm ». Thật là ngoài sức tưởng tượng. Cũng chính ông sau này là người đã tự bỏ tiền túi tạm đóng học phí cho một du học sinh Việt Nam khác khi thời hạn đóng tiền đã sắp hết mà cậu ta chưa có đủ tiền. Hành động này của ông vượt ra khỏi cả « nghĩa vụ » của ông trong công việc. Với tôi, ông thật sự là « một người tốt ».

Câu chuyện thứ hai là ở bệnh viện. Vợ tôi mang bầu và sinh con ở Nhật. Đến tuần cận ngày dự sinh bà bác sĩ làm tình nguyện viên ở đó thì thầm với tôi « Nên chuyển sang khám vào ngày thứ 3 vì bác sĩ X đó tôi thân thiết và có kinh nghiệm hơn ». Cái này cũng vượt ra ngoài « quy chuẩn » thông thường. Có lẽ bà cụ coi chúng tôi như con và động lòng thương cảm vì hai vợ chồng tôi không có bà sang trợ giúp. Khi gặp ông bác sĩ mới tôi hiểu thêm lý do tại sao bà bác sĩ tốt bụng gợi ý. Bác sĩ này đã từng làm việc 3 tháng ở bệnh viện Từ Dũ của Việt Nam. Cả ông và vợ đều là học trò « cưng » của bà bác sĩ tình nguyện. Hơn hai tuần sau khi ra viện, bà bác sĩ mặc Kimono, tự lái xe đến tận nơi tôi ở chơi và cho con tôi rất nhiều đồ chơi. Đấy cũng là một ngoại lệ.
****
Người Nhật và người Việt khác nhau như thế đấy. Bởi tư duy khác biệt như thế nên trong đời sống và công việc, người Việt sẽ chỉ cảm thấy thoải mái và dễ dàng trong « mạng lưới » do chính mình tạo ra thông qua các mối quan hệ thân thuộc và quen biết. Mạng lưới ấy dựa trên tình cảm cá nhân và các lợi ích riêng tư. Rời ra khỏi mạng lưới ấy, người Việt sẽ như con cá bị lôi ra khỏi nước và chỉ có cách « giãy đành đạch » kêu trời hay gồng mình lên mà… « chạy ». Có lẽ vì thế mà trong cuộc đời mình, người Việt ai cũng gắng sức để thiết lập các mối quan hệ thân quen. Người Nhật thì khác. Cả xã hội của họ là một hệ thống được quy chuẩn và pháp chế hóa. Ai có chức phận của người đó. Để bước chân vào « người thân » trong mạng lưới mang tính cá nhân của họ không phải là điều dễ. Đặc tính này cũng gây nên nhiều hệ lụy. Một trong những hệ lụy đó là nỗi cô đơn. Xin dành những hệ lụy ấy cho bài viết sau.

Các bạn hãy ấn like để trở thành Fanpage Facebook của iSempai,Và nhận được những mẩu tin hay bổ ích khác.
Và nhớ chia sẻ cho bạn bè nếu thấy có ích nhé 😀 

]]>
Những dụng cụ văn phòng phẩm kỳ lạ và đáng yêu của Nhật Bảnhttps://isempai.com/cac-san-pham-dang-yeu-va-thu-vi-van-phong-pham-cua-nhat-ban/Sun, 14 Jun 2015 14:51:13 +0000http://isempai.org/?p=460

1. GEPPETO’S pencil sharpener     Hẳn khi nói đến cậu bé người gỗ Pinocchio, ai trong chúng ta cũng nhớ về hình ảnh cậu bé với chiếc mũi đặc biệt, và sau mỗi lần nói dối thì mũi của cậu bé sẽ dài ra. với những bạn yêu thích truyện cổ tích này thì ... ]]>

1. GEPPETO’S pencil sharpener

imageimage

    Hẳn khi nói đến cậu bé người gỗ Pinocchio, ai trong chúng ta cũng nhớ về hình ảnh cậu bé với chiếc mũi đặc biệt, và sau mỗi lần nói dối thì mũi của cậu bé sẽ dài ra. với những bạn yêu thích truyện cổ tích này thì đây sẽ là sản phảm mà khiến các bạn muốn có ngay lập tức.
Không những vậy mà bạn có thể gọt bút chì ngay tại nơi cắm bút. thật tiện lợi và đáng yêu. 💡 tại nhật giá của sản phẩm là 1050¥.

 2. Bút bi được làm giống như rau củ quả   

imageimage
imageimage
imageimage

       Chiếc bút bi đơn thuần giờ đây được sản xuất với đa dạng hình dáng từ củ cà rốt, trái dưa chuột … và thậm chí cả củ nghệ cũng được người nhật mô phỏng theo.Nó không khác gì sản phẩm thật được bày bán ở siêu thị thực phẩm.Các bạn đừng ăn thử nhé 😆
Sản phẩm này có tên tiếng nhật là ” 野菜系ボールペン” và giá dao động từ 350¥ cho tới 1000¥. 

 

3. Tẩy bút chì hình phô mai

 image image

 Tẩy bút chì với nhiều hình dạng ngộ nghĩnh cũng không còn xa lạ gì với chúng ta. nhưng với chiếc tẩy bút chì hình phô mai  như thế này, có khiến bạn muốn sở hữu chúng không? Và mình nghĩ rằng nó cũng sẽ là món quà ý nghĩa và vô cùng đáng yêu cho các bé đấy:)). Sản phẩm có tên tiếng anh là  “ Cheese eraser” , tên tiếng nhật là “チーズイレイザー” . sản phẩm bao gồm 8 miếng phô mai :)) và giá của chúng là 735¥

4. băng dính ngộ nghĩnh  image Với 1 chiếc băng dính như thế này bạn có muốn sở hữu chúng không? Sản phẩm này được in lúc thì giống như 1 chiếc thắt lưng, lúc thì giống như chốt khoá rất thú vị.Tên tiếng anh của loại sản phẩm này là : “Mmiinn X tape” và đang được sản xuất với 4 loại mẫu mã. giá của sản phẩm khoảng 1200¥.

5. Giấy nhớ đuọc thiết kế như chiếc ti vi.

imageimage

Những tờ memo, hàng ngày hoặc bất cứ lú nào, bạn có thể thay chúng giống như các cảnh quay, thật quá thú vị phải không nào? trước đây việc học thuộc đối với mình quả là cực hình, nhưng từ khi bắt đầu sử dụng sản phẩm này, lúc đầu do bắt mắt nên trước bàn mình hay chú ý, và cũng kể từ đó quen dần từ lúc nào không hay. với sản phẩm này thì mình in rằng việc học thuộc sẽ không cong khó khăn nữa:))
Tên tiếng nhật của sản phẩm này là ” テリーメモホルダー”  với giá 1080¥. 

Những sản phẩm này có thể là 1 sự lựa chọn không tồi để mua làm quà tặng khi các bạn về VN chơi 💡 

<CÒN NỮA>

 

Các bạn hãy thường xuyên cập nhật iSempai trên Fanpage Facebook hoặc truy cập iSempai.org để nhận được những thông tin thú vị về Nhật Bản nhé

]]>